Khi nhà đầu tư ngoại tăng tốc
Dòng vốn ngoại FDI đã góp phần tạo nên sự sôi động của thị trường trong năm qua, thông qua các thương vụ M&A và mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), vốn FDI chảy vào Việt Nam năm 2017 tăng mạnh trên 44,4% so với năm ngoái, đạt mức 35,88 tỷ USD. Trong đó, lĩnh vực bất động sản đứng ở vị trí thứ 3 đã hút 3,05 tỷ USD, chiếm khoảng 8,5% tổng vốn đăng ký.
Không ít thương vụ M&A có sự xuất hiện của nhà đầu tư nước ngoài như Warburg Pincus (Mỹ) hợp tác với VinaCapital liên doanh đầu tư khách sạn trị giá 300 triệu USD; Mapletree (Singapore) mua lại Kumho Asiana Plaza Saigon; Keppel Land (Singapore) liên doanh để phát triển khu đất trung tâm cạnh bờ sông tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm…
Bên cạnh đó, dù tín dụng bị siết nhưng dòng vốn chảy vào bất động sản vẫn ấn tượng. Theo ông Lê Minh Hưng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, tính đến thời điểm tháng 11/2017, dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng thương mại khoảng trên 400.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 6,5% tổng dư nợ và tăng khoảng 5% so với đầu năm. Nếu nhìn nhận một cách công tâm, dòng vốn này đã hâm nóng thị trường, xử lý tốt nợ xấu.
Ngoài ra, dòng tiền kiều hối cũng là một động lực đáng kể thúc đẩy thị trường phát triển. Theo ghi nhận của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), hàng năm lượng kiều hối đổ về Việt Nam dao động khoảng từ 10 – 13 tỷ USD, bất động sản thu hút khoảng 21% trong số đó. Như vậy, mỗi năm địa ốc đón nhận khoảng 2,1 – 2,5 tỷ USD từ dòng tiền này.
Cách mạng 4.0 - Làn gió mới cho bất động sản
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường hấp dẫn nhất châu Á, dựa trên nguồn vốn FDI, số lượng các thương vụ M&A và số lượng các doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào bất động sản trong năm 2017. Nếu không bàn đến chính sách phát triển, quy hoạch hay bài toán cung cầu, các nhà phát triển dự án, chủ đầu tư trong nước hiện nay đang hướng dần tới các chuẩn mực cao hơn trong thiết kế, ứng dụng công nghệ... Câu chuyện còn lại là bán hàng & tiếp thị.
Có thể thấy nhu cầu tìm mua nhà của khách hàng ngày càng khắt khe. Các hình thức bán hàng, tiếp thị truyền thống chưa thể thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thế hệ mới. Do đó, hàng loạt công nghệ mới như công nghệ thực tế ảo (VR), video 360 độ… đã được áp dụng, nhằm kết nối người mua và người bán. Đồng thời, đây còn là công cụ để tiếp cận và chăm sóc khách hàng, đánh giá hiệu quả của chiến dịch quảng cáo với chi phí và nguồn lực được giảm thiểu đáng kể.
Theo các chuyên gia, việc mở rộng đầu tư công nghệ số vào bất động sản là xu hướng tất yếu và tích cực. Tuy nhiên, đây là cuộc chơi đòi hỏi sự đầu tư dài hơi, bởi công nghệ luôn phải chạy theo diễn biến thị trường và khó lường trước. Chưa kể, ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào đầu tư dịch vụ này, khiến mức độ cạnh tranh trở nên khốc liệt. Chỉ những doanh nghiệp biết đón đầu xu hướng và tạo lối đi riêng mới có thể thắng lớn trong “canh bạc” này.
Sự chuyển động của dòng vốn và xu hướng ứng dụng công nghệ trong kinh doanh bất động sản được nhắc đến như những điểm sáng nổi bật, tác động đến thị trường năm 2018. Những cơ hội và thách thức nào sẽ được tạo ra? Doanh nghiệp Việt cần làm gì để đón đầu và bứt phá? Tất cả sẽ được trình bày tại Tọa đàm “Bất động sản 2018: Khai phá tiềm năng” do Muabannhadat.vn tổ chức vào ngày 12/01/2018, tại Khách sạn Nikko Saigon, 235 Nguyễn Văn Cừ, Quận 1, TP.HCM. Tọa đàm “Bất động sản 2018: Khai phá tiềm năng” sẽ mang đến những phân tích chuyên sâu của các chuyên gia tài chính, công nghệ về: ● Tác động của đầu tư nước ngoài và dòng vốn trong nước đến bất động sản năm 2018 ● Dịch chuyển của đầu tư tài chính bất động sản ● Rút ngắn khoảng cách với người mua nhà bằng công nghệ 3D ● Công nghệ hỗ trợ việc đánh giá hiệu quả marketing trong bất động sản ● Tiến bộ công nghệ thay đổi hành vi tiêu dùng của khách hàng Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập www.muabannhadat.vn. |