Theo đó, các công trình xây dựng được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước bắt buộc phải sử dụng VLXDKN theo lộ trình. Tại các đô thị loại 3 trở lên phải sử dụng 100% VLXDKN kể từ 15.1.2013. Tại các khu vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% VLXDKN từ thời điểm này đến hết năm 2015, sau năm 2015 phải sử dụng 100%. Các công trình xây dựng từ 9 tầng trở lên không phân biệt nguồn vốn, từ nay đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 50% VLXDKN loại nhẹ trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối).
VLXDKN bao gồm: gạch xi măng - cốt liệu, gạch từ bê tông khí chưng áp, gạch từ bê tông bọt, tấm panel từ bê tông khí chưng áp, tấm tường thạch cao, tấm 3D... Theo ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng, các nước Đông Nam Á hầu hết đã sử dụng VLXDKN. Đến năm 2020 nhu cầu về VLXD trên cả nước khoảng 42 tỉ viên gạch, “ngốn” khoảng 60 triệu m3 đất sét, tương đương 3.000 ha đất nông nghiệp. Đồng thời tiêu tốn 5,6 triệu tấn than, thải ra môi trường khoảng 17 triệu tấn khí CO2. Tại hội nghị, 9 công ty về xây dựng, bất động sản đã đăng ký với Sở Xây dựng TP.HCM sử dụng VLXDKN trong các dự án của mình.