Tại hội thảo khoa học về việc phát triển các loại vật liệu và trưng bày, giới thiệu một số loại vật liệu xây dựng tái chế do Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức mới đây, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Võ Nguyên Phong cho biết, thành phố đang triển khai nhiều dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị, khu nhà ở, dự án đường giao thông trong đó có dự án trọng điểm quốc gia đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Các dự án này cần một số loại vật liệu với số lượng rất lớn. Trong khi đó, thành phố chưa thể chủ động đủ nguồn cung tại chỗ, đặc biệt là các loại vật liệu rời như đá xây dựng, đất đắp, cát san lấp… và phải nhập từ các tỉnh lân cận.
Khuyến khích phát triển vật liệu xây dựng mới, tái chế
Với tốc độ đô thị hóa ngày càng cao, nhu cầu về vật liệu xây dựng phục vụ thi công xây dựng các công trình ngày càng lớn, trong đó vật liệu xây dựng truyền thống khai thác từ nguồn khoáng sản tự nhiên ngày càng hạn chế.
Từ đó, yêu cầu về các loại vật liệu mới, tái chế, thông minh... phù hợp với kiến trúc hiện đại thay thế cho các loại vật liệu xây dựng truyền thống đang được nghiên cứu, phát triển và sử dụng ngày càng nhiều trong các công trình xây dựng, giao thông.
Theo Bộ Xây dựng, việc phát triển các loại vật liệu xây dựng mới đang nhận được sự khuyến khích mạnh mẽ từ Chính phủ. Đây là một trong những bước đi chiến lược nhằm đảm bảo nguồn cung ổn định và bền vững cho ngành xây dựng, đồng thời giảm phụ thuộc vào các loại nguyên liệu nhập khẩu, vốn đang gặp khó khăn do các biến động trên thị trường quốc tế.
Không chỉ dừng lại ở khía cạnh kinh tế, việc ứng dụng các loại vật liệu xây dựng mới còn mang lại nhiều lợi ích về mặt môi trường.
Sử dụng các vật liệu tái chế giúp giảm lượng rác thải công nghiệp, giảm phát thải khí nhà kính, và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường đang được các nước trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Hội thảo khoa học về việc phát triển các loại vật liệu tái chế, vật liệu mới
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển các ngành vật liệu mới, Bộ Xây dựng cho biết cần xây dựng cơ chế, chính sách để tạo môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển thị trường cho các sản phẩm vật liệu mới.
Bên cạnh đó, làm chủ công nghệ sản xuất các sản phẩm vật liệu mới, tăng cường hợp tác quốc tế, tiếp thu chuyển giao công nghệ sản xuất các vật liệu xây dựng mới từ các quốc gia phát triển…
Tình trạng “bão giá” và khan hiếm nguồn cung nguyên liệu hiện nay không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội để ngành xây dựng Việt Nam đổi mới và bứt phá.
Việc phát triển và ứng dụng các loại vật liệu xây dựng mới không chỉ là giải pháp cho bài toán chi phí và môi trường mà còn là bước đi chiến lược để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành xây dựng trong tương lai.
-
Ngành xây dựng đang thay đổi ra sao? 10 vật liệu mới sẽ khiến bạn bất ngờ!
Trong bối cảnh ngành xây dựng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ, 10 vật liệu mới đang nổi lên như những giải pháp đột phá, góp phần định hình tương lai. Từ gỗ trong suốt cho đến công nghệ in 3D, những vật liệu này không chỉ mang đến sự bền vững mà còn mở ra vô vàn cơ hội sáng tạo trong kiến trúc.
-
Đồng USD tăng giá mạnh gây sức ép cho giá dầu và kim loại quý
Theo MXV, lo ngại về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trì hoãn chu kỳ nới lỏng tiền tệ là một trong những yếu tố thúc đẩy tỷ giá đồng USD gia tăng trong những phiên gần đây.
-
Doanh thu ngành vật liệu xây dựng ước đạt 47 tỷ USD, chiếm khoảng 11% GDP quốc gia
Đây là chia sẻ của ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) tại hội thảo “Phát triển ngành vật liệu xây dựng Việt Nam hiện đại và bền vững” do Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam tổ chức ngày 9/11 tại Hà Nội....
-
Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với một mặt hàng mà Việt Nam chiếm tới 93% lượng nhập khẩu của nước này
Hiện Philippines là thị trường lớn nhất tiêu thụ xi măng và clinker của Việt Nam, chiếm tới 26,1% trong tổng lượng và chiếm 27,2% trong tổng trị giá xuất khẩu xi măng và clinker của cả nước 8 tháng đầu năm 2024....