Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Hà Nam đã ban hành kết luận thanh tra ShinhanBank Hà Nam. Ảnh minh họa
Theo kết quả thanh tra, tổng dư nợ cho vay nội bảng của ShinhanBank Hà Nam tại thời điểm thanh tra (ngày 31/10/2024) đạt 1.433.603 triệu đồng. So với thời điểm 31/12/2023, con số này tăng 135,4% và so với thời điểm 31/10/2023 tăng 871.493 triệu đồng, mức tăng lên tới 155%.
Bên cạnh đó, tổng số dư bảo lãnh, thư tín dụng (L/C) tại thời điểm thanh tra đạt 291.629 triệu đồng, giảm 48,1% so với cuối năm 2023 và giảm 40,9% so với ngày 31/10/2023.
Về chất lượng tín dụng, nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 99,93% tổng dư nợ, tương đương 1.432.553 triệu đồng. Nợ cần chú ý chỉ chiếm 0,02% với 344 triệu đồng, trong khi nợ xấu ở mức 0,05%, tương đương 706 triệu đồng. Đặc biệt, ngân hàng không có nợ đã xử lý rủi ro nhưng chưa hạch toán ngoại bảng.
Mặc dù hoạt động cấp tín dụng tại ShinhanBank Hà Nam tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNNVN) và của ShinhanBank, nhưng thanh tra cũng ghi nhận một số vấn đề cần lưu ý.
Cụ thể, theo thanh tra, việc tập trung vào nhóm khách hàng lớn chiếm tỷ trọng dư nợ/dư bảo lãnh lớn trong tổng số dư nợ/dư bảo lãnh tại đơn vị. Khách hàng có tình hình vốn lưu động ròng âm, lợi nhuận âm, nợ phải trả lớn,…
Chánh Thanh tra, giám sát NHNN tỉnh Hà Nam đã yêu cầu ngân hàng thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động đối với những khách hàng lớn nói trên.
-
Thủ tướng đề nghị giao chỉ tiêu tăng trưởng cho doanh nghiệp, ngân hàng vốn Nhà nước trước ngày 15/3
Thủ tướng yêu cầu Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo, Bộ Tài chính hoàn thành việc giao chỉ tiêu tăng trưởng cho các doanh nghiệp, ngân hàng có vốn Nhà nước trước ngày 15/3.
-
5 ngân hàng có vốn Nhà nước chiếm gần 50% dư nợ nền kinh tế
Dư nợ tín dụng 5 ngân hàng thương mại là hơn 7,7 triệu tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng dư nợ của nền kinh tế. Năm nay ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, các ngân hàng này sẽ đưa hàng triệu tỷ đồng ra để phục vụ cho nền kinh tế.
-
“Giải cứu” 4 ngân hàng yếu kém: Cơ hội hay gánh nặng cho ngân hàng mẹ?
Trong nỗ lực tái cơ cấu hệ thống tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang triển khai kế hoạch chuyển giao bốn ngân hàng yếu kém: CBBank, OceanBank, GPBank và DongABank cho các ngân hàng thương mại lớn như Vietcombank, MBBank, VPBank và HDBank.






-
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm rời ghế CEO Sacombank
Ngày 20/5, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) đã gửi thư chia tay toàn thể cán bộ nhân viên, thông báo chính thức rời cương vị sau gần 8 năm giữ vai trò điều hành tại ngân hàng này....
-
VietABank nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE
Tháng 5/2025, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank, mã chứng khoán VAB) chính thức nộp hồ sơ niêm yết gần 540 triệu cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE), tương đương với vốn điều lệ gần 5.400 tỷ đồng....
-
Cổ phiếu Techcombank lập đỉnh sau kế hoạch phát hành ESOP, ban lãnh đạo đặt mục tiêu vốn hóa 20 tỷ USD
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - TCB) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng Quản trị số 0288/2025/NQ-HĐQT triển khai chi tiết phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP)....