Được thành lập từ năm 2002, Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) nằm trên Xa lộ Hà Nội (quận 9) được quy hoạch trên khu đất có diện tích khoảng 913ha. Nơi đây được xây dựng thành một đô thị về khoa học công nghệ với nhiều chính sách ưu đãi thu hút nhà đầu tư trong nước và quốc tế.
Tính đến giữa năm 2019, SHTP đã đón nhận 156 dự án, 73 dự án đã hoạt động ổn định với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 7,1 tỉ USD. Trong đó có nhiều dự án lớn như Intel (Mỹ) với số vốn 1,04 tỉ USD, Nidec (Nhật Bản) với 296 triệu USD, Samsung (Hàn Quốc) 2 tỉ USD.
Năm 2006, Tập đoàn Intel đánh dấu sự hiện diện của mình tại SHTP bằng việc xây dựng nhà máy thiết kế Chipset được xem là lớn nhất thế giới với số vốn đầu tư lên đến 1 tỷ USD. Nhà máy này có diện tích 460.000m2, sử dụng khoảng 4.000 lao động khi hoạt động hết công suất.
Năm 2014, Tập đoàn Samsung cũng chọn SHTP làm nơi để phát triển nhà máy của mình với dự án có vốn đầu tư ban đầu 1,4 tỉ USD sau đó được điều chỉnh lên 2 tỷ USD. Dự án bao gồm khu phức hợp sản xuất, gia công, lắp ráp các sản phẩm tivi cao cấp như SUHD TV, Smart TV, LED TV... Dự án tạo việc làm cho khoảng 7.000 lao động.
Năm 2016, Dự án Saigon Silicon City Center tại Khu Công nghệ cao TP.HCM (SHTP) được khởi công. Dự án này được xây dựng trên khu đất có diện tích 11.368m2 với tổng mức đầu tư hơn 480 tỉ đồng (40 triệu USD).
Được biết, đây là một dự án thành phần trong dự án Saigon Silicon City có tổng diện tích 52ha. Dự án Saigon Silicon City - “thung lũng Silicon” của TP.HCM đã được động thổ vào cuối năm 2015, với tổng số vốn đầu tư khoảng 860 tỉ đồng, do Công ty CP Công viên Sài Gòn Silicon làm chủ đầu tư.
Bên cạnh những ông lớn của thế giới, những đại gia công nghệ hàng đầu trong nước cũng đang xây dựng trụ sở ở SHTP. Tập đoàn công nghệ FPT đang là một trong những doanh nghiệp có sự hiện diện phong phú nhất tại đây với nhiều hạng mục được đầu tư xây dựng như trung tâm phần mềm FPT, trường đại học FPT…
Hệ thống trường đại học, trung tâm đào tạo công nghệ đã và đang được xây dựng nhiều hơn bên trong khu công nghệ cao.
Cơ sở hạ tầng bên trong khu SHTP đã và đang được đầu tư đồng bộ. Dự án đường Vành đai 2 chạy qua khu công nghệ cao kết nối Xa lộ Hà Nội với các đầu mối giao thông quan trong như vòng xoay Mỹ Thuỷ, cảng Cát Lái (quận 2), cầu Phú Mỹ nối với khu Nam TP.HCM.
Khu công nghệ cao sẽ là một trong 6 hạt nhân quan trọng của thành phố Thủ Đức tương lai.
-
Thành phố Thủ Đức: không đơn thuần là đổi cái tên
CafeLand – Nếu được thành lập, thành phố Thủ Đức cần tạo ra sự khác biệt để hình thành nên một đô thị năng động, một đầu tàu kinh tế mới không chỉ của TP.HCM mà còn cả khu vực. Do đó, sự thay đổi cần cả “lượng và chất”, chứ không chỉ đơn thuần là đổi một cái tên hay tạo thêm bộ máy hành chính.
-
10 dự án căn hộ có giá cao nhất tại TP Thủ Đức
CafeLand - Từ khi thành phố Thủ Đức được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 quận Thủ Đức, quận 2 và quận 9, mặt bằng giá căn hộ khu vực này đã liên tục tăng nóng, nhiều dự án căn hộ tại TP Thủ Đức đã có giá xấp xỉ những quận trung tâm của TP.HCM....
-
Người Thành phố Thủ Đức có mức thu nhập bình quân khủng cỡ nào?
TP Thủ Đức trở thành một trong những nơi có giá bất động sản đắt đỏ không chỉ bậc nhất Việt Nam mà còn sánh vai với nhiều thành phố hiện đại, giàu có trên thế giới.
-
Trực tiếp Talkshow "Tương lai bất động sản Thành phố Thủ Đức"
Từ 14h - 16h chiều nay (12/4), CafeLand tổ chức chương trình Talkshow "Tương lai bất động sản Thành phố Thủ Đức" với sự tham gia của các chuyên gia bất động sản, kinh tế.