Bà Rịa – Vũng Tàu được xem là thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam, với việc phát triển các khu công nghiệp lớn trong tổng diện tích gần chục nghìn ha.
Tỉnh tiếp tục định hướng phát triển các khu công nghiệp gồm khu công nghiệp Xuyên Mộc với quy mô 1.143ha, khu công nghiệp Đất Đỏ với quy mô 1.000ha, khu công nghiệp Phú Mỹ với quy mô 650ha. Riêng huyện Châu Đức, có 2 khu công nghiệp quy mô lớn là cụm khu công nghiệp Sonadezi Châu Đức (2.287ha) và khu công nghiệp Đá Bạc (1.058ha).
Song song với sự phát triển kinh tế công nghiệp, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đặc biệt chú trọng đến việc xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo ra các khu đô thị, khu dân cư mới để đáp ứng nhu cầu nhà ở, dịch vụ dành cho lực lượng lao động nông tại các vùng nông thôn, đặc biệt là đón đầu các khu công nghiệp đã và đang hình thành.
Xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào và nhà ở cho công nhân tại các KCN đang được quan tâm. Theo đó, nhiều dự án khu dân cư nông thôn được phê duyệt để đáp ứng nhà ở cho người lao động, với các công trình đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, tái định cư, các dịch vụ công cộng như trường học, bệnh xá, khu vui chơi giải trí...
Nhiều khu đô thị mới, đa dạng sản phẩm như văn phòng, shophouse, nhà phố, biệt thự được đầu tư bài bản về hạ tầng, tiện ích sống ngày càng đáp ứng nhu cầu chỗ ở, làm việc và giải trí cho cư dân, phục vụ nhu cầu an sinh xã hội hoàn chỉnh.
Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, tính đến tháng 3/2022, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hoàn thành 100 % chỉ tiêu xã đạt chuẩn NTM, toàn bộ 47/47 xã trên địa bàn được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận đạt chuẩn NTM, trong đó có 24 xã được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao.
Điển hình các doanh nghiệp đi đầu trong công cuộc xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu có thể kể đến như Công ty TNHH Lan Anh - doanh nghiệp chủ yếu đầu tư xây dựng dự án khu dân cư tại các vùng nông thôn.
Bà Nguyễn Nam Phương - Chủ tịch HĐQT Công ty Lan Anh đã hiến hơn 10.000m2 đất xây dựng hạ tầng nông thôn mới. Công ty TNHH Thủy sản Huy Châu với sản phẩm vi cá đuối (huyện Xuyên Mộc), Công ty TNHH MTV Ca cao Thành Đạt, với cuộc vận động nông dân trồng ca cao theo quy trình hữu cơ và bao tiêu sản phẩm (huyện Châu Đức).
Việc các doanh nghiệp địa phương đầu tư các dự án khu dân cư tại các vùng nông thôn đã và đang thúc đẩy sự phát triển về an sinh xã hội, góp phần xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn mới, giúp người dân địa phương được tiếp cận với các khu dân cư có đầy đủ hạ tầng kỹ thuật và các tiện ích hiện đại.
Doanh nghiệp đầu tư xây dựng chung cư nhà ở xã hội, nhà ở thu nhập thấp, nhà ở xã hội góp phần tháo gỡ khó khăn về nhà ở cho những người có thu nhấp thấp, cán bộ, viên chức khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hạ tầng khu NƠXH Lan Anh 1 tại xã Hòa Long, TP Bà Rịa
Đơn cử như xã Hòa Long (TP. Bà Rịa), hệ thống đường làng ngõ xóm, đường liên ấp đã được liên kết với nhau, trải nhựa hoặc bê tông bằng phẳng. Nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên.
Đây là xã nông thôn mới có kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Nông thôn phát triển có quy hoạch, với kết cấu hạ tầng nông thôn phát triển vượt bậc, nhiều công trình giao thông, thủy lợi, điện, trường học, nhà văn hóa, chợ, nhà ở… được xây dựng và nâng cấp đầy đủ, hiện đại, làm thay đổi bộ mặt nông thôn rõ rệt.
Ông Nguyễn Quốc Khanh - Phó Chủ tịch UBND huyện Xuyên Mộc từng phát biểu rằng Xuyên Mộc là một huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh, có xuất phát điểm thấp nhất so với các huyện khác. Chương trình xây dựng NTM đã khiến cho địa phương ngày càng giàu đẹp, nhà cửa khang trang, kinh tế phát triển.
Theo thông tin của Sở Xây dựng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngoại trừ các thành phố trực thuộc Trung ương, Bà Rịa - Vũng Tàu là địa phương có tỉ lệ đô thị hóa cao nhất cả nước, đạt 58,8% vào năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Thọ - Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết, từ nay đến năm 2025, tỉnh tập trung phát triển công nghiệp theo chiều sâu và phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu về phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, trong đó bảo đảm đến năm 2023. Đối với vùng nông thôn, tỉnh phấn đấu được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới vào năm 2025.
Có thể thấy, các công trình hạ tầng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã và đang được mở rộng giúp thuận lợi kết nối giao thương trong và ngoài nước. Vì vậy, rất nhiều doanh nghiệp lớn đã đầu tư về đây. Trước bức tranh khả quan về tốc độ phát triển của Bà Rịa – Vũng Tàu nói chung và TP. Bà Rịa nói riêng, đã mở ra nhiều cơ hội vượt trội cho tất cả lĩnh vực.
-
Xây nhà máy 7.000 tỷ tại địa phương sắp lên thành phố của Bà Rịa - Vũng Tàu, Tôn Đông Á vừa có động thái mới
Nhà máy thép lá mạ Phú Mỹ do Công ty TNHH MTV Đông Á - Phú Mỹ làm chủ đầu tư tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công suất thiết kế 1,2 triệu tấn/năm, tổng mức đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng.
-
D2D đầu tư 6 nhà xưởng với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 230 tỷ
HĐQT Công ty CP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (mã chứng khoán D2D) vừa phê duyệt đầu tư 6 nhà xưởng cho thuê trên khu đất gần 48.000m2 tại khu công nghiệp Châu Đức.
-
Tin vui cho hơn 20.000 người lao động tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Mới đây, Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng DCH (DCH) vừa công bố khởi động dự án xây dựng Trung tâm Dữ liệu Digital Hub và trạm cáp quang biển tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án có tổng mức đầu tư ước tính lên tới 35.000 tỷ đồng, dự kiến khi hoàn thành ...