Bà Rịa - Vũng Tàu muốn sớm khởi công dự án nâng cấp sân bay Côn Đảo
Đoàn công tác Quốc hội do Chủ tịch Quốc hộ Vương Đình Huệ mới đây đã có chuyến làm việc tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tại buổi làm việc với đoàn công tác, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề xuất Quốc hội sớm xem xét, phê duyệt để sớm khởi công các dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh.
Việc thành lập khu thương mại tự do gắn với cảng biển tại khu vực Cái Mép Hạ là mô hình hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa có các cơ chế, chính sách.
Do đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Quốc hội xem xét, cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình đề án về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù để có thể phát triển khu thương mại này.
Một dự án quan trọng khác là nâng cấp sân bay Côn Đảo đến nay vẫn chưa thể triển khai. Do đó, tỉnh kiến nghị đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), để sớm huy động được nguồn vốn.
Liên quan đến dự án này, Thứ tưởng Bộ GTVT Nguyễn Anh Tuấn cho biết, sân bay Côn Đảo có đường cất hạ cánh chỉ dài 1,8 km nên chỉ đón được máy bay nhỏ.
Muốn đón máy bay cỡ lớn như A321 cần phải có đường cất hạ cánh dài 2,4 km. Nếu kéo dài đường cất hạ cánh lên 2,4 km thì chi phí sẽ đẩy lên.
Do đó, Bộ GTVT đang nghiên cứu thuê chuyên gia quốc tế để đánh giá chiều dài đường cất hạ cánh phù hợp.
Sau khi có kết quả nghiên cứu sẽ tiếp tục xem xét báo cáo Chính phủ, Quốc hội để xin triển khai theo hình thức PPP hay đầu tư công.
Hiện nay, Côn Đảo là sân bay dân sự cấp 3C và quân sự cấp 2 - đủ tiêu kiện tiếp nhận máy bay ATR72, F70 và tương đương, công suất 300.000 khách mỗi năm.
Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt năm 2018, cảng hàng không Côn Đảo sau khi nâng cấp đạt cấp 4C.
Đây sẽ là sân bay dùng chung dân dụng và quân sự (sân bay quân sự cấp 2), có công suất thiết kế 2 triệu khách một năm; 8 vị trí đỗ máy bay; diện tích đất dự kiến 141 ha, chi phí đầu tư khoảng 2.300 tỉ đồng.
Sơ đồ hướng tuyến Vành đai 4 TP.HCM và các tuyến Vành đai 3, 2
Đối với dự án Vành đai 4, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị Quốc hội xem xét cho phép được áp dụng chính sách đặc thù về tỷ lệ vốn nhà nước tham gia dự án.
Vành đai 4 có tổng chiều dài 206km đi qua địa bàn 5 tỉnh thành gồm Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP.HCM.
Kết quả nghiên cứu sơ bộ, dự án đường Vành đai 4 có tổng mức đầu tư khoảng 105.028 tỉ đồng (trong đó, chi phí xây dựng khoảng 47.230 tỉ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng khoảng 46.236 tỉ đồng).
Mới đây, Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã họp với sở giao thông vận tải các địa phương có dự án vành đai 4 đi qua để cập nhật tiến độ, kết quả nghiên cứu báo cáo tiền khả thi.
Về cơ bản, sở giao thông vận tải các tỉnh đã thống nhất quy mô giai đoạn 1. Trong đó, dự án sẽ giải phóng mặt bằng một lần (8 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên) theo quy hoạch. Đồng thời đầu tư 4 làn xe cao tốc, 2 làn khẩn cấp, đường song hành.
Các địa địa phương cũng thống nhất, để dự án Vành đai 4 sớm được triển khai kiến nghị Bộ Giao thông vận tải báo cáo Thủ trướng trình cấp thẩm quyền cho phép dự án áp dụng một số cơ chế đặc thù. Cho phép tỉ lệ vốn nhà nước tham gia dự án được vượt quá 50% tổng mức đầu tư...
Ngoài các dự án trên, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng kiến nghị Quốc hội xem xét thực hiện dự án tuyến đường sắt để kết nối với cảng biển Cái Mép - Thị Vải, giúp đa dạng hóa hệ thống giao thông kết nối qua các địa bàn.
Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn công tác đã có chuyến thị sát dự án Vành đai 3 TP.HCM đoạn qua địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (dự án thành phần 3).
Báo cáo với Chủ tịch Quốc hội, lãnh đạo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, từ tháng 10/2022 địa phương bắt đầu triển khai giải phóng mặt bằng và đến nay bàn giao đạt 99,6%, cơ bản đủ để phục vụ thi công. Trên tuyến hiện nhiều đoạn cũng đã thành hình và công tác thi công đang được đẩy nhanh tiến độ.
Các nhà thầu đang triển khai 11 mũi thi công, giá trị thực hiện đến ngày 31/12/2023 đạt khoảng 10% khối lượng công trình.
-
Tuyến cao tốc nằm cửa ngõ sân bay Long Thành, kết nối hàng loạt cao tốc, quốc lộ đang làm đến đâu?
Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu là hạ tầng giao thông quan trọng nằm ở cữa ngõ ra vào sân bay quốc tế Long Thành, kết nối với nhiều tuyến cao tốc, vành đai, quốc lộ, cảng Cái Mép – Thị Vải… có tính chất liên kết vùng. Khởi công từ tháng 6/2023, đến nay tiến độ dự án này đang ra sao?
-
Dự án nào hưởng lợi nhờ tuyến cao tốc nghìn tỷ sắp triển khai tại Bà Rịa – Vũng Tàu
Bà Rịa – Vũng Tàu đang chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án hạ tầng trọng điểm với vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng. Điều này không chỉ thay đổi diện mạo khu vực mà còn mở ra tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ cho các dự án bất động sản xung quanh....
-
Đại gia Lê Phước Vũ vừa rót thêm vốn vào công ty sản xuất ống thép tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Tập đoàn Hoa Sen tăng vốn điều lệ của Công ty TNHH MTV Hoa Sen Phú Mỹ lên 700 tỷ đồng, nhằm mở rộng sản xuất và phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
-
Cập nhật tiến độ tuyến đường ven biển hơn 7.000 tỉ đồng nối “thủ phủ” du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu với Bình Thuận
Dự án đường ven biển ĐT 944 có chiều dài 77km có vai trò cực kỳ quan trọng khi kết nối trực tiếp với mạng lưới giao thông của khu vực như sân bay Long Thành, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Bến Lức - Long Thành. Đồng thời đây cũng là cung đường gắn liền...