Thiết kế nhà ở cho công nhân sẽ được module hoá.
Xây 10 triệu căn nhà trong 10 năm
Ông Nguyễn Quang Huy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Apec Group, Tổng Giám đốc CTCP IDJ Việt Nam, cho biết Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam có vốn điều lệ ban đầu là 10.000 tỉ đồng. Nguồn vốn sẽ huy động từ các quỹ đầu tư cũng như các cổ đông trong hệ sinh thái APEC.
Ông Huy cho biết giá bán nhà ở xã hội tại Hà Nội hay TP.HCM từ 13-16 triệu đồng/m2, các tỉnh thành phố khác 8-10 triệu đồng/m2. Theo ông Huy, mức giá này hoàn toàn khả thi, ai cũng có thể mua được.
“Ngân hàng hỗ trợ tín dụng cho khách hàng vay từ 10-20 năm, khách hàng bỏ 30% vốn ban đầu thì tôi tin chắc công nhân hoàn toàn có thể mua được nhà ở lâu dài”, ông Huy nhận định.
Lãnh đạo APEC Group cho rằng, với giá nhà đất hiện nay thì những người làm công ăn lương rất khó có thể tiếp cận sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp sẽ giảm giá thành với lý do kiểm soát trực tiếp đối với nguyên vật liệu đầu vào.
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Apec Group, Tổng Giám đốc CTCP IDJ Việt Nam, cho biết Tổng Công ty đầu tư và phát triển nhà ở xã hội 5 sao Việt Nam có vốn điều lệ ban đầu là 10.000 tỉ đồng.
“Thay vì giao cho các tổng thầu, chúng tôi tự đi mua nguyên vật liệu, đàm phán với các nhà cung cấp được giảm giá tối ưu nhất. Chúng tôi sẽ đến tận các xưởng gia công nội thất, lựa chọn nhà thầu uy tín để giảm yếu tố rủi ro”, ông Huy cho biết.
Về quỹ đất làm nhà ở xã hội, ông Huy cho biết hiện doanh nghiệp đã sẵn sàng chuyển đổi 200ha đất ở Hải Phòng, có 50ha đất ở Thái Nguyên và một phần quỹ đất ở Cần Thơ.
Tại Hà Nội và TP.HCM, doanh nghiệp đã gửi văn bản đề xuất xin quỹ đất sạch để làm nhà ở xã hội. Nếu đất chưa sạch thì sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng và thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất theo đúng quy định.
Chia sẻ về lý do “rẽ lối” sang phân khúc nhà ở xã hội, ông Nguyễn Đỗ Lăng, Chủ tịch APEC Group, cho biết đại dịch Covid-19 đã cho thấy những khoảng tối về đời sống của một bộ phận người lao động thu nhập thấp trong xã hội.
“Mỗi gia đình công nhân thuê một căn nhà 20-30m2 nên dịch bệnh lây lan rất nhanh. Điều đó thôi thúc chúng tôi phải có trách nhiệm giải quyết vấn đề nhà ở không chỉ cho người giàu mà nên làm những điều đa số người dân mong muốn”, ông Lăng phát biểu.
Theo Chủ tịch APEC, lịch sử làm nhà ở xã hội của Việt Nam chưa đạt hiệu quả như mục tiêu đặt ra là bởi quyết tâm xã hội chưa đủ lớn, quyết tâm chính trị chưa đủ mạnh, chưa làm đến cùng và doanh nghiệp thì không mặn mà. Các doanh nghiệp tham gia vẫn đang đòi hỏi và mong muốn nhiều quá.
Do đó, điều quan trọng của cuộc “đại cách mạng” lần này chính là sự đồng lòng, quyết tâm của cả xã hội.
Qua kinh nghiệm phát triển các khu đô thị cao cấp, lãnh đạo APEC Group cho biết, để tạo nên các khu đô thị nhà ở xã hội, mỗi địa phương cần tạo quỹ đất 3.000-5.000ha, mỗi khu đô thị sẽ có diện tích từ 50-300ha. Các tỉnh thành khác sẽ tạo quỹ đất khoảng 10.000-20.000ha để làm nhà ở xã hội.
Doanh nghiệp không cần tiền, chỉ cần cơ chế
Ông Nguyễn Đỗ Lăng, Chủ tịch APEC Group cho biết không xin tiền, chỉ cần cơ chế, đồng thuận và quy hoạch.
“Chúng tôi không xin tiền, chỉ cần cơ chế, sự đồng thuận và quy hoạch”, ông Lăng phát biểu.
Chủ tịch APEC kiến nghị Chính phủ ban hành các nghị định, thông tư, chỉ thị phù hợp với các luật hiện hành mà không cần đợi thông qua luật mới.
Các chính sách cần rõ ràng, thông thoáng, để giúp doanh nghiệp thuận lợi tiếp cận, dễ dàng triển khai dự án.
Chính phủ và chính quyền địa phương nghiên cứu chính sách hỗ trợ giải phóng mặt bằng bằng nguồn tài chính ứng trước của nhà đầu tư. Nhà đầu tư sẽ nhận hoàn lại tiền bằng hình thức đối trừ thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế VAT, thuế Thu nhập cá nhân.
Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần có quy định để tách nhà ở xã hội ra khỏi room bất động sản. Vì phân khúc này là nhóm ngành có mức độ rủi ro thấp, nhu cầu lớn, không là nguyên nhân gây bong bóng bất động sản.
“Thực tế phải coi nhà ở xã hội như một ngành đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội. Chính sách này sẽ nâng hạn mức tính dụng cho vay, từ đó các ngân hàng thương mại sẽ có các chính sách ưu tiền về nguồn vốn vay và chính sách lãi suất hấp dẫn cho cả nhà phát triển nhà ở xã hội cũng như các đối tượng để mua nhà”, ông Lăng phát biểu.
Ngoài ra, Chính phủ cần xem xét tạo cơ chế, cho phép các tỉnh, thành phố được ưu tiên một phần vốn ngân sách của địa phương để cấp bù lãi suất cho vay thương mại mua nhà ở xã hội xuống mức 3-4% giúp tăng giá trị đồng vốn và tạo nguồn lực cho mua nhà ở xã hội.
Theo ông Lăng, mặc dù đây không phải là chính sách quyết định, nhưng nó sẽ thúc đẩy cho sự phát triển của nhà ở xã hội.
-
Nhà ở xã hội đã có Giấy chứng nhận nhưng chưa đủ 5 năm thì có được bán cho người khác?
Xin hỏi, mua nhà ở xã hội chưa đủ 5 năm, có Giấy chứng nhận thì có được bán cho người khác? Có phải nộp tiền sử dụng đất khi bán lại nhà ở xã hội sau thời hạn 5 năm?
-
Nhà ở xã hội có được dùng làm tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng?
Xin hỏi, đối tượng được mua NOXH thì có được dùng NOXH để thế chấp vay vốn ngân hàng?
-
TP.HCM xây dựng khung giá cho thuê nhà ở xã hội, giá cao nhất dự kiến 235.000 đồng/m2/tháng
UBND TP.HCM có dự thảo quyết định ban hành khung giá cho thuê nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân được đầu tư xây dựng theo dự án; giá cho thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp trên địa bàn....