04/08/2022 3:01 PM
Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh tăng 150% mức phí tối thiểu và mức phí tối đa đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Mức phí đề xuất từ 1.500 đến 10.500 đồng/m3 với tùy loại vật liệu.

Mới đây, Bộ Tài chính vừa hoàn thiện và gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp về dự thảo nghị định của Chính phủ quy định phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.

Theo đó, để hạn chế tình trạng khai thác manh mún, nhỏ lẻ, kém hiệu quả, khuyến khích sử dụng vật liệu khác thay khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, Bộ Tài chính đề nghị điều chỉnh tăng 150% mức phí tối thiểu và mức phí tối đa đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Trong đó, bao gồm cả loại vật liệu cát trắng để bảo đảm đồng bộ.

Áp thuế 150% phí bảo vệ môi trường với cát, sỏi làm vật liệu xây dựng

Mức phí đề xuất mới của Bộ Tài chính từ 1.500 đến 10.500 đồng/m3. Được biết, mức phí đối với khoáng sản khai thác làm vật liệu xây dựng theo Nghị định số 164/2016/NĐ-CP quy định trước đó từ 1.000 đến 7.000 đồng/m3.

Riêng đối với nhóm khoáng sản đá nung vôi, làm xi măng và làm khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản thì chỉ có vật liệu đá nung vôi thuộc khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường. Bộ Tài chính đề nghị tăng 150% mức phí tối đa, giữ mức phí tối thiểu như quy định tại Nghị định số 164/2016/NĐ-CP đối với nhóm khoáng sản này.

Trong những năm vừa qua, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản nhằm tăng cường quản lý khai thác khoáng sản.

Được biết, phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với khai thác khoáng sản là khoản thu thuộc ngân sách địa phương. Số thu phí BVMT đối với khai thác khoáng sản trong năm 2017 là 3.029 tỷ đồng; năm 2018 là 3.448 tỷ đồng; năm 2019 là 3.737 tỷ đồng; năm 2020 là 3.576 tỷ đồng.

Trước đó, Hà Nội cũng đã thông qua đề xuất tăng mức thu phí bảo vệ môi trường đối với với 8 loại khoáng sản trên địa bàn. Cụ thể, mức thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản cát tăng thêm 90%, ở mức 7.600 đồng/m3.

Tương tự, mặt hàng đá làm vật liệu xây dựng thông thường áp dụng mức phí mới 8.000 đồng/m3. Các loại đá khác như đá vôi, đá sét làm xi măng, Puzolan là 48.00 đồng/m3. Vật liệu đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình: 3.200 đồng/m3. Đất sét, đất làm gạch, ngói: 3.200 đồng/m3. Cao lanh: 11.200 đồng/m3. Nước khoáng thiên nhiên: 4.800 đồng/m3. Than bùn 16.000 đồng/tấn.

Theo Bộ Tài chính, việc tăng mức thu phí đối với khai thác cát, sỏi đá làm vật liệu xây dựng thông thường; đá làm xi măng, đá nung vôi và đá làm khoáng chất công nghiệp sẽ hạn chế khai thác đối với loại khoáng sản này và khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế, thân thiện với môi trường, phù hợp với chiến lược phát triển tăng trưởng xanh tại Việt Nam.

  • “Chóng mặt” với giá vật liệu xây dựng nửa đầu năm 2022

    “Chóng mặt” với giá vật liệu xây dựng nửa đầu năm 2022

    Trong nửa đầu năm 2022, thị trường vật liệu xây dựng (VLXD) đã chứng kiến nhiều mặt hàng tăng giá chóng mặt. Giá sắt thép tăng cao hơn 35%, xi măng, gạch, ngói, kính, nhôm… đồng loạt tăng “phi mã” khiến nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng mấp mé bên bờ vực thua lỗ.

Hữu Việt
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.