Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) vừa có văn bản Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng kiến nghị không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư xây dựng mới, mà nên giữ nguyên như quy định hiện hành của Luật Nhà ở 2014.
Trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đề xuất 02 phương án về thời hạn sở hữu nhà chung cư.
Phương án 1 là bổ sung quy định mới về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng.
Trường hợp nhà chung cư hết thời hạn sở hữu nhưng vẫn còn đủ điều kiện tiếp tục được sử dụng theo kết luận kiểm định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thì chủ sở hữu đề nghị cơ quan cấp Giấy chứng nhận gia hạn thời hạn sở hữu trong Giấy chứng nhận theo thời hạn nêu trong kết luận kiểm định.
Trường hợp nhà chung cư hết thời hạn sở hữu nhưng phải phá dỡ theo kết luận kiểm định của cơ quan có thẩm quyền thì chấm dứt quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với căn hộ nhà chung cư.
Trường hợp theo quy hoạch được phê duyệt vẫn tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì thực hiện phá dỡ để xây dựng lại. Trường hợp theo quy hoạch được phê duyệt không tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì chủ sở hữu được bồi thường về đất và bố trí tái định cư…
Phương án 2 là giữ nguyên như quy định hiện hành (không quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư, người mua nhà chung cư được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài).
Gây tâm lý bất an cho người mua nhà
Theo HoREA, thời gian qua hiệp hội đã nhiều lần đề nghị không nên quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư đối với tất cả các dự án nhà chung cư xây dựng mới để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất Luật Đất đai.
Cụ thể, Luật Đất đai quy định thời hạn giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án theo thời hạn của dự án và người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ổn định lâu dài để cho các chủ sở hữu nhà chung cư yên tâm, không làm phát sinh tâm lý bất an trong xã hội
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, nhà ở, căn hộ chung cư là tài sản có giá trị lớn rất lớn đối với người dân mà chủ nhà muốn để lại cho con cháu thừa kế và sâu xa hơn là nhằm khuyến khích người dân lựa chọn sống trong nhà chung cư, phù hợp với Luật Đất đai yêu cầu sử dụng đất hiệu quả với quy hoạch đô thị loại đặc biệt, loại 1 và loại 2 ưu tiên phát triển nhà chung cư.
Theo ông Châu, nếu quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng thì có thể làm tăng thêm gánh nặng công việc cho cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện.
Làm “dội giá” biệt thự, nhà phố
Ngoài ra, quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư được xác định căn cứ vào thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật xây dựng có thể đã có sự nhầm lẫn giữa quyền sở hữu nhà chung cư với thời hạn sử dụng (tuổi thọ) nhà chung cư.
Trong khi việc xử lý nhà chung cư hết thời hạn sử dụng phải phá dỡ để xây dựng lại hoàn toàn có thể thực hiện theo cơ chế, chính sách quy định tại Nghị định số 69/2021/NĐ-CP rất có tính khả thi và phù hợp với thực tiễn.
“Bất cứ công trình xây dựng nào, trong đó có nhà chung cư cũng đều có hời hạn sử dụng (tuổi thọ) phụ thuộc vào chất lượng xây dựng và việc quản lý, sử dụng, bảo trì công trình. Nhưng không nên căn cứ vào thời hạn sử dụng (tuổi thọ) công trình để giới hạn quyền sở hữu nhà chung cư vì đây là hai phạm trù khác nhau”, ông Châu cho biết.
Thêm vào đó, quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư dẫn đến có sự phân biệt về quyền sở hữu nhà ở. Theo đó, nhà ở riêng lẻ (biệt thự, nhà phố) gắn liền với đất ở thì được công nhận sở hữu không xác định thời hạn; nhà chung cư thì chỉ được công nhận sở hữu có thời hạn. Quy định này có thể làm lợi cho các chủ đầu tư dự án nhà ở thấp tầng (biệt thự, nhà phố) và làm trở ngại cho việc phát triển nhà chung cư cao tầng tại các đô thị.
Ông Châu cũng bày tỏ lo ngại nếu quy định về niên hạn sở hữu có thể dẫn đến nhiều người sẽ bỏ lựa chọn nhà chung cư để chuyển sang mua nhà ở riêng lẻ (biệt thự, nhà phố) gắn liền với đất ở, khiến giá biệt thự, nhà phố lại bị đẩy lên cao.
Theo HoREA, hiện nay cả nước có hơn 4.500 khu nhà chung cư tại các đô thị. Riêng TP.HCM có hơn 1.550 khu nhà chung cư với hơn 2.550 tòa nhà (block) với hàng trăm ngàn căn hộ nhà chung cư, trong đó có 474 khu nhà chung cư xây dựng trước 1975. |
-
Đề xuất sở hữu chung cư 50 năm gây bất ổn
Theo các chuyên gia, việc quy định thời hạn sở hữu căn hộ 50-70 năm sẽ tạo nên tâm lý bất ổn cho người sở hữu vì đa số người dân hiện nay đã quen với tâm lý sở hữu nhà lâu dài.
-
Giá nhà chung cư sẽ không còn cao chót vót nếu sở hữu có thời hạn?
Nếu quy định sở hữu một căn nhà theo tuổi thọ công trình thì giá nhà chắc chắn sẽ khác so với căn nhà được quy định sở hữu vô thời hạn.
-
Đại biểu quốc hội boăn khoăn về quy định thời hạn sở hữu nhà chung cư
Sáng 5/6, Quốc hội nghe Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi). Sau khi nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà ở (sửa đổi) tại hội trường, các đại biểu tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật này....
-
Đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư.