Điều này đi ngược lại với ý kiến của nhiều chuyên gia bất động sản cho biết khu vực duy nhất bị đe dọa bởi mối lo bong bóng bất động sản là thủ đô Luân Đôn. Thậm chí, trong thời gian gần đây, giá nhà tại Luân Đôn đã tăng ở mức nhẹ hơn trước đó.
Các chuyên gia cũng cho biết, thời điểm hiện tại, giá bất động sản ở các khu vực Đông Bắc nước Anh và phía Bắc Ireland vẫn đang giảm do tác động của nền kinh tế. Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney dự đoán chính sách điều chỉnh cho vay chắc chắn sẽ gây nhiều khó khăn cho chủ nhà đất cũng như người mua bất động sản lần đầu.
Bộ trưởng Tài chính Anh, ông George Osborne trước đó cho biết ông sẽ thông qua bộ luật mới trước cuộc bầu cử vào năm tới. Trong đó, nhấn mạnh các ngân hàng cần có chính sách để tăng lãi suất cho vay để bình ổn thị trường nhà đất và “ Tôi muốn đảm bảo rằng ngân hàng Trung ương Anh có những công cụ cần thiết để đối phó với những nguy cơ trong thị trường nhà đất. Tôi muốn đảm bảo sự an toàn cho những người sở hữu bất động sản, những người mua nhà và tất cả những ai sẽ gặp nguy hiểm trong trường hợp bong bóng bất động sản bị vỡ tan”, Ông nói.
Cho đến thời điểm hiện tại, chính sách cho vay thế chấp dự kiến của ngân hàng Trung ương Anh mới chỉ được thông báo đến một bộ phận ngân hàng và các tổ chức bất động sản chứ chưa trực tiếp đề cập biên độ cho vay liên quan đến giá trị nhà ở cũng như mức thu nhập của người mua liên quan.
Theo ông Simon Crone, phó Chủ tịch quỹ bảo hiểm thế chấp Genworld cho biết trước khi Ngân hàng Trung ương Anh đưa ra quy định mới về cho vay, chính phủ cũng như ngân hàng nên cân nhắc về chính sách tỉ suất cho vay liên quan tới giá trị nhà ở cũng như chính sách linh hoạt cho những người vay tín dụng có đảm bảo ví dụ như bảo hiểm cho vay. “Người mua nhà chỉ cần đặt cọc 5% giá trị bất động sản đó và miễn là họ có thể đáp ứng được mức lãi suất hiện tại”
Chính sách trên đã được áp dụng khá hiệu quả ở một số nước, là công cụ an toàn, nhanh chóng cho người đi vay mua nhà và tạo cơ hội cho người mua nhà lần đầu.
Các quy định giới hạn cho vay được cho sẽ không giải quyết triệt để nguyên nhân khủng hoảng nhà đất tại Anh vào lúc này vốn xuất phát từ việc thiếu hụt nhà ở mới trong khi cầu ngày càng tăng. Chỉnh phủ nước này đã cam kết sẽ xây gần 200.000 nhà ở mới trong năm nay đồng thời triển khai chương trình xây dựng loại nhà nhỏ và vừa (Help to Build) để giúp người có thu nhập trung bình có điều kiện mua nhà.
-
Dân châu Âu chật vật với tiền nhà
Việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã gây áp lực đặc biệt lên thị trường bất động sản tại châu Âu.
-
Nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền”
Theo một nghiên cứu được công bố hôm thứ Hai (25/3), nhà ở tại Anh đắt đỏ nhưng “không đáng đồng tiền” nhất trong số các quốc gia tiên tiến.
-
Giá bất động sản thương mại châu Âu chạm đáy, đã đến lúc mua vào
Phá sản, nợ xấu và giá trị sụt giảm - những biểu tượng khủng hoảng của thị trường bất động sản châu Âu – đã kéo dài từ năm 2023 đến nay và vẫn chưa có hồi kết.