Cụ thể, Ấn Độ đã tăng áp thuế xuất khẩu lên từ 30 lên 50% đối với mặt hàng quặng sắt có hàm lượng Fe trên 58%. Trong khi đó, xuất khẩu quặng sắt viên trước đây được miễn thuế thì nay bị áp mức thuế 45%. Theo đó, việc áp thuế này sẽ có hiệu lực từ ngày 22/5/2022.
Ấn Độ tăng thuế xuất khẩu quặng sắt lên 50%
Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng tăng thuế đối với một số sản phẩm thép xuất khẩu lên 15%, đồng thời miễn thuế nhập khẩu đối với than luyện cốc, than luyện kim, than PCI và than antraxit nhập khẩu của nước ngoài.
Tuy nhiên, động thái trên dường như không có tác động nhiều đến ngành công nghiệp quặng sắt và thép của Trung Quốc vì các lô hàng quặng sắt từ Ấn Độ đến Trung Quốc hiện không đáng kể. Hiện giá quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên để giao tháng 9 đang ở mức 863,5 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 129,4 USD dmt), tăng 4,4% so với giá thanh toán vào ngày 20/5.
Tại Việt Nam, nguồn cung quặng sắt trong nước chỉ đủ đáp ứng 30% nhu cầu tiêu thụ của ngành sản xuất thép, nên mỗi năm Việt Nam cần nhập khẩu quặng sắt để phục vụ cho nhu cầu phát triển ngành thép.
Tuy nhiên do chi phí quặng sắt thường chiếm tỷ lệ từ 20-30% giá vốn sản xuất của ngành thép, nên diễn biến tăng/giảm của giá quặng sắt là mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp trong ngành vì nó có tác động không nhỏ tới lợi nhuận kinh doanh hàng năm.
Hiện ngành thép của Việt Nam cơ bản phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài như: quặng sắt, thép phế liệu, than mỡ luyện cốc, điện cực graphite… nên khi giá các nguyên liệu đầu vào biến động sẽ làm giá thép thành phẩm trong nước cũng phải điều chỉnh theo thị trường thế giới.
Trong năm 2022, Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu nhiều loại nguyên liệu để sản xuất thép như: quặng sắt cho các lò cao khoảng hơn 18 triệu tấn, thép phế khoảng 6-6,5 triệu tấn cho các lò điện, than mỡ luyện cốc khoảng 6,5 triệu tấn và điện cực graphite khoảng 10.000 tấn…
Trong bối cảnh giá quặng sắt vẫn duy trì ở mức cao, cùng với việc Ấn Độ tăng thuế xuất khẩu mặt hàng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất thép và thị trường thép trong nước.
-
Giá nguyên liệu sản xuất thép tiếp đà giảm
Hai nguồn nguyên liệu chính để sản xuất thép là quặng sắt và phế liệu tiếp tục giảm giá bán qua đó khiến giá thép trong nước dần “hạ nhiệt”.
-
Một mặt hàng bị Mỹ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu, Việt Nam thu về 5,2 triệu USD khi xuất bán sang nước này
Tổng thống Mỹ, Joe Biden đã ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester (Fine Denier Polyester Staple Fiber) nhập khẩu vào Mỹ.
-
Doanh nghiệp Việt chi hơn 10 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng mà nước ta đang sản xuất nhiều
10 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tới 10,5 tỷ USD để nhập khẩu một mặt hàng quen thuộc, trong đó nhiều nhất là nhập từ Trung Quốc.
-
Tại sao các tập đoàn logistics lớn đang săn lùng container “made in Vietnam”?
Container "made in Vietnam" đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các tập đoàn logistics lớn đến từ Mỹ, Brazil và Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Italia…