Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế vừa công bố danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất mời gọi nhà đầu tư đăng ký thực hiện Dự án Khu nhà ở xã hội, phường Hương Sơ, thành phố Huế.
Dự án được thực hiện trên khu đất gồm 2 phần có tổng diện tích khoảng 40.351 m2. Trong đó, khu đất nhà ở xã hội ký hiệu NOXH1 có diện tích khoảng 19.118 m2; khu đất nhà ở xã hội ký hiệu NOXH2 có diện tích khoảng 21.233 m2. Cơ cấu sản phẩm nhà ở bao gồm khoảng 1.581 căn hộ chung cư, đáp ứng quy mô dân số 3.953 người. Tổng vốn đầu tư Dự án là 1.771,796 tỷ đồng.
Dự án có thời hạn hoạt động trong 50 năm. Tiến độ thực hiện Dự án không quá 42 tháng kể từ ngày được giao đất, cho thuê đất.
Trong thời gian gần đây, tỉnh Thừa Thiên Huế chấp thuận và mời gọi nhiều doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án đô thị trên địa bàn.
Mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã phê duyệt chủ trương đầu tư cho Dự án Khu đô thị sinh thái tại xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy, thuộc Khu đô thị sinh thái Thanh Toàn.
Dự án được triển khai trên diện tích gần 56,7ha, gồm khoảng 1.000 căn nhà ở liền kề và biệt thự. Ngoài ra, dự án còn bao gồm khoảng 118.000m2 diện tích sàn thương mại dịch vụ, đáp ứng các nhu cầu mua sắm, giải trí cho cộng đồng cư dân.
Bên cạnh đó, hệ thống giáo dục từ mầm non đến trung học phổ thông và các khu thể dục thể thao cũng được xây dựng nhằm phục vụ khoảng 3.500 cư dân sinh sống trong khu vực.
Khu đô thị có tổng mức đầu tư hơn 4.316 tỷ đồng, trong đó chi phí thực hiện dự kiến gần 3.806 tỷ đồng. Nhà đầu tư sẽ huy động 15% vốn chủ sở hữu, tương đương 647,443 tỷ đồng và 85% từ các nguồn vốn hợp pháp khác.
Theo quy hoạch đô thị, từ ngày 1/1/2025, Thừa Thiên Huế chính thức sẽ là thành phố trực thuộc Trung ương. Thành phố này sẽ có 9 đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm: quận Phú Xuân, quận Thuận Hóa (tách ra từ TP Huế hiện nay), thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy, thị xã Phong Điền (hiện đã đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn để trở thành thị xã), huyện Quảng Điền, huyện Phú Vang, huyện Phú Lộc (sáp nhập 2 huyện Phú Lộc và Nam Đông) và huyện A Lưới.
Định hướng đến năm 2045, mô hình của TP. Huế trực thuộc Trung ương vẫn giữ nguyên 9 đơn vị hành chính nhưng phát triển thành 4 quận: Phú Xuân, Thuận Hóa, Hương Thủy, Hương Trà; hai thành phố: Phong Điền (trên cơ sở thị xã Phong Điền) và Chân Mây (từ khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô kéo dài đến thị trấn Phú Lộc); hai thị xã: Quảng Điền, Phú Vang và một huyện là A Lưới.
Việc đưa Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đóng góp thiết thực cho vùng kinh tế Trung Trung Bộ và cho sự phát triển chung của đất nước. Theo đó, TP Huế sẽ trở thành động lực phát triển cụm ngành kinh tế biển Trung Trung bộ, đến năm 2030 sẽ trở thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh, mang tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á và xa hơn là của cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
-
Hé lộ thời điểm thông xe cầu vượt hơn 2.200 tỷ đồng tại thành phố thứ 6 trực thuộc Trung ương của Việt Nam
Dự kiến ngày tháng 3/2025, cầu vượt sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 2.280 tỷ đồng sẽ chính thức thông tuyến, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong phát triển giao thông và đô thị của TP.Huế....
-
Sắp đấu giá gần 150 lô đất tại Huế, giá khởi điểm hơn 2,3 tỷ đồng/lô
Trong tháng 1, 148 lô đất tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được đưa ra đấu giá. Mức giá khởi điểm thấp nhất hơn 800 triệu đồng/lô, cao nhất hơn 2,3 tỷ đồng/lô.
-
Tỉnh vừa lên thành phố trực thuộc Trung ương khởi công dự án chung cư 1.300 tỷ đồng
Ngày 29/12, tại TP.Huế, Công ty Cổ phần Phát triển và Đầu tư Đống Đa khởi công xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu chưng cư Đống Đa (phường Phú Nhuận).