Vị trí cũ không khả thi
Không chỉ có ý nghĩa với TP.HCM và Đồng Nai, dự án xây dựng cầu Cát Lái khi hoàn thành sẽ tạo nên mạch giao thông xuyên suốt TP.HCM – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu. Có ý nghĩa to lớn thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội liên vùng.
Năm 2016, dự án này được Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung vào Quy hoạch phát triển giao thông vận tải TP.HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020.
Năm 2018, Đồng Nai và TP.HCM họp bàn về dự án xây cầu Cát Lái, hai bên đã thống nhất Đồng Nai sẽ là đơn vị chủ trì trong việc đầu tư, xây dựng cầu Cát Lái.
Theo phương án xây dựng mà tỉnh Đồng Nai đưa ra, cầu Cát Lái có chiều dài gần 3.800 m, phần cầu chính dài 650 m, kết cấu bằng dây văng hai trục tháp. Cầu có tĩnh thông thuyền 55 m, rộng gần 38 m, gồm 6 làn xe cơ giới và 3 làn xe thô sơ, lề bộ hành mỗi bên 1,5 m. Tổng mức đầu tư gần 7.200 tỉ đồng.
Năm 2019, Thủ tướng chấp thuận giao UBND tỉnh Đồng Nai chủ trì xây dựng cây cầu quan trọng này. Thậm chí, kế hoạch khởi công dự án cũng được địa phương này dự kiến đầu năm 2023.
Cầu Cát Lái đang tìm vị trí xây mới thay vì phương án cũ ở phà Cát Lái
Tuy nhiên, thời gian gần đây Sở GTVT TP.HCM cho biết, đang tìm một ví trí xây dựng mới cho dự án thay vì địa điểm cầu Cát Lái như bấy lâu nay.
Cụ thể, ngày 18/10/2022, trong buổi làm việc với Đồng Nai, phía Sở GTVT cho rằng, vị trí xây dựng cầu tại phà Cát Lái hiện nay là không khả thi.
Nguyên nhân, Sở này cho rằng hướng tuyến xây dựng cầu Cát Lái tại vị trí phà Cát Lái hiện nay là không khả thi vì xây dựng tại vị trí này thì cần điều chỉnh quy hoạch lộ giới đường Nguyễn Thị Định từ 60 m lên 77 m. Khi xây dựng có nguy cơ gây ùn tắc giao thông.
Ngoài ra hướng tuyến cầu Cát Lái theo phương án cũ cách cầu cảng hiện hữu của cảng Cát Lái khoảng 100m, khi xây dựng cầu tại đây sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của cảng không đảm bảo an toàn cho tàu container quay tàu khi ra vào cảng.
Bên cạnh đó, tuyến đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch vừa được khởi công, trong đó có cầu Nhơn Trạch kết nối giữa TP.HCM với Đồng Nai.
Về phương án thay thế, Sở đề xuất vị trí xây dựng cầu kết nối Đồng Nai tại Quận 7 và TP.Thủ Đức, cụ thể:
Vị trí thứ nhất là xây cầu nối từ đường trục Bắc – Nam (nối quận 7), vượt sông Đồng Nai sang xã Phú Hữu, Phú Đông, huyện Nhơn Trạch.
Vị trí thứ hai, kết nối từ TP. Thủ Đức với xã Tam An, huyện Long Thành, Đồng Nai (theo hướng quy hoạch ĐT.777B). Hiện đơn vị đang nghiên cứu 4 phương án đối với hướng tuyến này.
Sau khi tổng hợp ý kiến góp ý của các sở, ngành, Sở GTVT sẽ tham mưu UBND TP.HCM lấy ý kiến của Bộ GTVT.
Thay đổi vị trí xây cầu, ai là người chịu thiệt?
Ngay sau khi những thông tin cầu Cát Lái thay đổi vị trí xây dựng đã tạo nên nhiều tranh luận trên nhiều diễn đàn, đặc biệt là cộng đồng các nhà đầu tư bất động sản. Một băn khoăn được nhiều người đặt ra là: vì sao phải mất đến hơn 20 năm bàn thảo thì đến nay mới kết luận vị trí xây dựng cũ không khả thi? Quyền lợi của người dân và nhà đầu tư ảnh hưởng như thế nào nếu cầu thay đổi vị trí mới?
Theo anh Tuấn, một nhà đầu tư bất động sản tại TP. Thủ Đức, dự án cầu Cát Lái có ảnh hưởng rất to lớn không chỉ giao thông kết nối mà còn nhiều mặt khác. Đặc biệt là thị trường bất động sản Nhơn Trạch. Dự án này đã nằm trong kế hoạch của biết bao người dân lẫn nhà đầu tư suốt chục năm qua.
“Có nhiều người mua nhà đất ở Nhơn Trạch để chờ cầu xây xong thì dọn về ở, đi làm ở TP.HCM dễ dàng. Rất nhiều nhà đầu tư đã đổ biết bao tiền của mua đất ở Nhơn Trạch đều mong ngóng ngày khởi công cây cầu này”, anh Tuấn nói.
Cầu Cát Lái có ảnh hưởng cực lớn đến bất động sản Nhơn Trạch
Theo anh Tuấn, thành phố mới Nhơn Trạch dù được thành hình hơn thập kỷ nhưng đến nay vẫn hoang vắng. Nguyên nhân chính bởi người mua nhà đất ở đây phần lớn là đón đầu chờ hiệu ứng từ cầu Cát Lái. Do đó, nếu dự án thay đổi vị trí xây thì không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà nhiều doanh nghiệp khác cũng sẽ bị ảnh hưởng do bất động sản có khả năng “mất giá”.
Một băn khoăn nữa được anh Tuấn chỉ ra, phải mất tới hơn 20 năm, biết bao nỗ lực của Chính phủ, TP.HCM và Đồng Nai với nhiều cuộc hội bàn, lên phương án, thậm chí thiết kế dự án… nhưng nay vẫn chưa thể triển khai.
Trong khi đó, việc tìm kiếm vị trí mới là phải bắt đầu lại từ đầu mọi công đoạn nên không biết đến khi nào cây cầu quan trọng này mới được triển khai. Trong khi nhu cầu về kết nối giao thông, phát triển kinh tế giữa hai địa phương là rất cấp bách.
Cũng theo anh Tuấn, lo ngại lớn nhất về việc thay đổi vị trí cầu là sẽ có tác động lớn đến thị trường bất động sản. Bài học từ đô thị Nhơn Trạch cho thấy làn sóng đầu tư bất động sản ăn theo hạ tầng cực kì bùng nổ, tạo ra nhiều hệ lụy.
“Cầu thay đổi vị trí có thể kéo dài thêm giấc mơ hồi sinh “đô thị ma” Nhơn Trạch và có nguy cơ thổi giá đất, hình thành thêm những đô thị hoang vắng ở đâu đó, gây lãng phí tài nguyên đất đai, nguồn lực kinh tế”, anh Tuấn phân tích.
-
Cầu Cát Lái không khả thi, TP.HCM tìm vị trí mới để xây cầu kết nối Đồng Nai
TP.HCM nghiên cứu 2 phương án xây cầu kết nối với Đồng Nai tại Quận 7 và ở TP.Thủ Đức để thay thế hướng tuyến cũ tại phà Cát Lái. Vị trí cũ được đánh giá không khả thi do ảnh hưởng đến hoạt động khai thác của cảng cũng như giao thông qua “điểm nóng” Nguyễn Thị Định.
-
Mạng lưới cao tốc, vành đai, đường sắt kết nối với sân bay lớn nhất Việt Nam sẽ được đầu tư như thế nào?
Để phát huy tối đa hiệu quả khai thác của sân bay quốc tế Long Thành, một mạng lưới giao thông kết nối với sân bay này đã và sẽ được đầu tư xây dựng trong thời gian tới.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam sắp được rót thêm vốn để xây nhà máy tại Đồng Nai, quy mô dự án gấp 2,6 lần vốn chủ
Dự án nhà máy sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép với công suất 150.000 tấn/năm của Thép Nhà Bè được xây dựng tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Đồng Nai cưỡng chế thu hồi đất của 36 hộ dân để làm dự án đường ven sông gần 2.000 tỉ đồng
36 hộ dân thuộc dự án đường và kè ven sông Đồng Nai dù đã được các cơ quan thẩm quyền thực hiện đầy đủ thủ tục về hỗ trợ, đền bù, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất nhưng không bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án nên chính quyền tiến hành cưỡng ch...