09/05/2013 1:11 PM
Trong mấy năm gần đây, tình trạng chặt phá, lấn chiếm đất rừng ngày càng nghiêm trọng, trong đó có một số kẻ lợi dụng chức quyền cấu kết với nhau để thực hiện. Nghiêm trọng hơn, sau khi chặt phá chiếm đất, họ ngang nhiên xây cất nhà, kéo điện thắp sáng đàng hoàng, mà không hề bị ngăn chặn. Tiểu khu 151 rừng đặc dụng thành phố Đà Lạt là một ví dụ.
Thành phố Đà Lạt có diện tích tự nhiên là 39.106 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp chiếm 25.646 ha, chủ yếu là rừng thông 3 lá đan xen với rừng lá rộng được quản lý theo quy chế rừng đặc dụng với loại rừng cảnh quan nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, nghiên cứu khoa học và phục vụ du lịch - nghỉ dưỡng trên độ cao 1500m. Theo quy định của Bộ NN&PTNT thì rừng ở đây là rừng đặc dụng quốc gia, chỉ cho phép thực hiện các biện pháp lâm sinh, nhằm bảo vệ và phát triển vốn rừng mà không chú trọng đến vấn đề khai thác kinh tế. Song, mấy năm gần đây tình trạng lấn chiếm đất rừng có chiều hướng gia tăng. Đặc biệt sau khi tuyến đường mới Nha Trang – Đà Lạt khánh thành và đi vào sử dụng, thì tình trạng lấn chiếm đất rừng, chặt phá rừng làm nhà ở ngày càng ngang nhiên coi thường kỷ cương pháp luật.
Trong đơn tố cáo của người dân nơi đây về việc nhiều hộ dân ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã ngang nhiên lấn chiếm đất rừng cất nhà ở và lấy đất sản xuất, thuộc Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên quản lý. Đặc biệt trong quá trình mở đường 723 qua tiểu khu 151 do Ban quản lý, thuộc đơn vị hành chính phường 12 đã bị hàng chục hộ dân lấn chiếm xây cất nhà, một số nhà đã xin cấp mắc điện lưới quốc gia. Đây là vấn đề nghiêm trọng, vì một số người dân đã tự ý chặt phá rừng chiếm đất trái pháp luật. Thế nhưng họ đã ngang nhiên xây nhà, mắc điện đàng hoàng. Việc lấn chiếm rừng ở đây không chỉ bằng thủ công mà một số người còn huy động cả xe cơ giới để san ủi đất đá xây cất nhà ở. Sau khi làm nhà xong, họ đã được chính quyền địa phương và Công ty điện cho phép kéo điện sinh hoạt bình thường. Trong khi đó quy trình mắc điện phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy định của ngành cũng như của luật pháp đó là: Nhà ở ổn định, có sự xác nhận của chính quyền địa phương vv..
Để tìm hiểu vụ việc này, chúng tôi tìm đến các cấp chính quyền địa phương và Ban quản lý điện thuộc Công ty điện Lâm Đồng nhưng không nhận được sự hợp tác, hoặc đùn đẩy lẫn nhau, tránh né trả lời trực tiếp. Chúng tôi tìm gặp lãnh đạo Ban quản lý rừng đặc dụng Lâm Viên để trao đổi việc phá rừng lấy đất nhà ngang nhiên, thì nhận được trả lời thiếu trách nhiệm như: Vụ việc trên là trách nhiệm của chính quyền thành phố, các anh muốn tìm hiểu thì hãy gặp lãnh đạo thành phố, ở đây chúng tôi không được phép trả lời…
Theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về việc quản lý và bảo vệ rừng thì: Nếu để mất rừng thì trách nhiệm thuộc về chủ rừng và cả chính quyền địa phương. Việc phá rừng chiếm đất ở đây diễn ra tương đối công khai, hơn nữa ở đây lại thường xuyên xảy ra các vụ tranh giành đất đai gây rối trật tự. Mong rằng các cấp, các ngành và chính quyền địa phương tỉnh Lâm Đồng cần sớm vào cuộc để điều tra làm rõ và sớm thu hồi số đất bị chiếm và đưa vào trồng lại rừng.
  • Những trang trại đồ sộ của một thời “bong bóng”

    Những trang trại đồ sộ của một thời “bong bóng”

    Đã qua rồi cái thời mua đất rừng ở Hà Nội là có lãi, mua xong lướt sóng được cả chục giá. Bây giờ, dân đầu cơ chỉ còn biết ngậm ngùi mong “bao giờ cho đến ngày xưa”. Nhưng cái “ngày xưa” ấy dù đã xa rồi nhưng đã kịp để lại hàng nghìn biệt thự kiên cố giữa rừng Sóc Sơn, Ba Vì…

  • “Phố Trung Quốc” ở Hà Tĩnh

    “Phố Trung Quốc” ở Hà Tĩnh

    Nhiều người Trung Quốc “nhờ” người Việt đứng tên mua đất kinh doanh, cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt.

  • Khó xây dựng cụm công nghiệp do suất đầu tư quá cao

    Khó xây dựng cụm công nghiệp do suất đầu tư quá cao

    Ông Châu Minh Nguyệt, Phó Giám đốc Sở Công Thương Đồng Nai cho biết: Đồng Nai đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc kêu gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn bởi suất đầu tư quá cao.

Hải Lộng (Đại đoàn kết)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.