Ảnh minh hoạ.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận trước thuế của Vietcombank đạt 24.939 tỷ đồng, tăng 29% so với 9 tháng đầu năm 2021. Với mức lợi nhuận trước thuế hơn 1 tỷ USD này, Vietcombank đang giữ vị trí quán quân lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng. Nguyên nhân tăng mạnh lợi nhuận chủ yếu do tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ (11,42%), tăng lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (7,21%), tăng thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần (1,44%).
Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản Vietcombank đạt gần 1,65 triệu tỷ đồng, tăng 16,6% so với đầu năm. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng đạt 1,13 triệu tỷ đồng, tăng 17,6% so với đầu năm và tăng 2,66% so với cuối tháng 6/2022.
Tiền gửi khách hàng tại Vietcombank tăng 5,4% trong 9 tháng lên gần 1,2 triệu tỷ đồng. Trong đó, tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn (CASA) giảm từ 35,7% xuống 34,9%.
Trích báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2022 của Vietcombank.
Đặc biệt, tới cuối quý 3/2022, Vietcombank ghi nhận khoản tiền gửi của Kho bạc Nhà nước lên tới 86.244 tỷ đồng, gấp 11 lần so với cuối năm 2021 (7.694 tỷ đồng). Riêng chỉ trong quý 3/2022, Kho bạc Nhà nước đã gửi vào Vietcombank hơn 27.000 tỷ đồng.
Cuối tháng 9, Vietcombank cũng ghi nhận 1,88 triệu tỷ đồng tài sản thế chấp, trong đó bất động sản thế chấp chiếm tới 1,38 triệu tỷ đòng.
Về chất lượng tài sản, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) của Vietcombank tăng khá mạnh trong 9 tháng đầu năm, gấp 3 lần lên 2.313 tỷ đồng. Nợ nghi ngờ (nhóm 4) ở mức 959 tỷ đồng, giảm nhẹ 7 tỷ đồng (-0,7%). Nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 30% lên 5.731 tỷ đồng.
Theo đó, nợ xấu của Vietcombank cuối tháng 9/2022 là 9.003 tỷ đồng, tăng 47% so với cuối năm 2021. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 0,64% lên 0,8%.
-
Vietcombank hạ giá nhà máy sợi gần nghìn tỷ đồng ở Bình Dương
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản TP HCM vừa ra thông báo đấu giá tài sản của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Kỳ Đồng là hai nhà máy sợi của Evergreen tại KCN Việt Nam – Singapore II và KCN Việt Nam Singapore IIA, Bình Dương.
-
Bức tranh lợi nhuận kém sắc của ngành thép quý 3.2022
Từ các "ông lớn" Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều báo lỗ nặng, thậm chí lỗ kỷ lục trong quý 3.2022 khi ngành thép bước vào giai đoạn suy thoái mang tính chu kỳ.
-
“Soi” lời lãi doanh nghiệp trong phân khúc đang “nóng” nhất thị trường bất động sản
Nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng làm cho bức tranh tài chính của các doanh nghiệp bất động sản công nghiệp khởi sắc trong quý 3/2022.
-
CII khẳng định không có dư nợ vay hoặc trái phiếu đối với các dự án bất động sản
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã chứng khoán CII) vừa có văn bản thông báo tình hình kinh doanh của công ty.