Những thông tin đăng tải trên mẫu quảng cáo bất động sản thường không đúng sự thật
Ăn gian vị trí
Những ngày gần đây, điện thoại của anh Phong (ngụ Thủ Đức) liên tục đổ tin nhắn từ một số điện thoại lạ mời chào anh mua đất nền.
Theo nội dung tin nhắn thì dự án này nằm ở khu vực quận 9, gần kề với tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên), bệnh viện Ung Bướu TP.HCM cơ sở 2, gần với bến xe Miền Đông mới đang được xây dựng. Điều đặc biệt là mức giá bán chỉ khoảng 7 triệu/m2.
Thấy mức giá bán hấp dẫn, anh Phong liên hệ và hỏi môi giới về tên dự án, chủ đầu tư và vị trí chính xác, cũng như website về dự án để tìm hiểu trước. Tuy nhiên, người môi giới này từ chối cung cấp và hẹn anh Phong sắp xếp đi thăm thực tế dự án vào cuối tuần, bên Công ty sẽ có xe đưa đón. Người này còn dặn anh chuẩn bị sẵn tiền đặt cọc vì hôm đó sẽ có rất đông khách tới mua.
Thấy thông tin không liền mạch và từng nghe kể về trường hợp này nên anh Phong từ chối đi thăm dự án. “Mình hỏi kỹ vì có người bạn đã bị lừa mua đất ở quận 9 nhưng công ty môi giới lại đưa xuống tận Trảng Bom, Đồng Nai”, anh Phong nói.
Báo giá một phần
Một chiêu khác mà môi giới thường sử dụng để đánh lừa khách hàng đó là chỉ đưa một nửa giá bán thực tế. Trên các tuyến đường, nhiều người không khỏi ngạc nhiên bởi nhiều dự án căn hộ, đất nền có giá bán rẻ đến bất ngờ.
Một dự án đất nền trên đường Nguyễn Duy Trinh (quận 9) có giá bán được quảng cáo trên tờ rơi khoảng 300 triệu/nền. Tuy nhiên, khi liên hệ thì 300 triệu chỉ là khoảng tiền khách hàng đóng trước. Giá bán thực tế của nền đất này là hơn 700 triệu đồng.
Tiện ích bánh vẽ
Ngoài ra, để tăng tính hấp dẫn cho dự án không ít môi giới sẵn sàng đưa ra hàng loạt tiện ích nhưng thực tế các tiện ích này chỉ nằm trên quy hoạch không biết bao giờ mới thành hình.
Khu vực Mỹ Phước Tân Vạn (Bình Dương) nhiều nhân viên môi giới rao bán đất nền tại đây liên tục giới thiệu về cá tiện ích gần kề như trường đại học quốc tế, trung tâm thương mại, bệnh viện… Nhưng khi hỏi thì biết các tiện ích này vẫn đang là những bãi đất trống.
Thổi giá quá giá trị thực
Không chỉ dừng lại ở việc lừa dối thông tin đơn thuần, thời gian qua có không ít công ty môi giới bất động sản cố tình đánh tráo thông tin, đưa khách hàng sập bẫy.
Nổi cộm hơn cả là câu chuyện lừa gạt khách hàng xảy ra tại dự án đất nền ở Trảng Bom, Đồng Nai của Công ty cổ phần địa ốc Kim Phát phân phối.
Được biết, đơn vị này chỉ là nhà phân phối nhưng đã tự ý thay đổi tên dự án, nâng giá bán nền đất và ký với khách hàng các hợp đồng thỏa thuận dân sự chồng chéo để hợp thức hóa khoản tiền chênh lệch và không xuất hóa đơn cho khách hàng.
Theo phản ánh của khách hàng, giá bán ban đầu chủ đầu tư đưa ra cho dự án này dao động từ 427 triệu đến 1,2 tỉ đồng/lô. Nhưng qua bàn tay phù phép của Kim Phát thì những nền đất đền được nâng giá lên nhiều lần.
Ông T, một khách hàng cho biết, ông mua hai nền đất tại dự án có diện tích 125m2, giá 523 triệu/lô. Tuy nhiên, cả hai lô đất đều bị công ty này nâng giá bán lên 725 triệu, thu chênh lệch 202 triệu.
Dụ khách đặt cọc gấp
Chị Hiền, một khách hàng từng dính bẫy lừa tương tự chia sẻ, điểm chung của cách thức này là môi giới sẽ mời chào một dự án chung chung với những điểm rất hấp dẫn, đặc biệt là giá bán cực thấp để đánh vào lòng tham của người mua. Sau đó, họ sẽ tập trung các khách hàng lại, đưa lên xe và chở đi lòng vòng, họ ép khách vào thế đã rồi nên bấm bụng đi.
Tới nơi thì họ tìm mọi cách gây áp lực cho người mua đặt cọc, chồng tiền, tạo hiệu ứng ‘chim mồi” mua giả để dụ dỗ khách hàng.
Người mua cần cẩn trọng, chính quyền cần vào cuộc Ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch hiệp hội bất động sản TP.HCM, cho biết, thị trường bất động sản các khu vực vùng ven TP.HCM đang có tình trạng phân lô bán nền diễn ra tràn lan và tình trạng đầu cơ, gom đất thổi giá của một nhóm các nhà đầu tư đang làm rối loạn thị trường. “Đã có không ít công ty môi giới bất động sản dùng các thủ đoạn để lừa đảo khách hàng như đổi tên dự án, thay tên chủ đầu tư, thay đổi thiết kế, bổ sung các tiện ích không đúng như trong phê duyệt. Thậm chí là kê khống giá bán và dùng chim mồi để lừa gạt khiến người mua điêu đứng”, ông Châu nêu vấn đề. Theo ông Châu, những hành vi lừa đảo này không những gây thiệt hại lớn đến người mua mà còn làm méo mó thị trường bất động sản. Ông khuyến cáo, người mua cần tìm hiểu kỹ dự án, chủ đầu tư uy tín để tránh bị lừa. Bên cạnh đó, các cơ quan chính quyền cần có những biện pháp mạnh để dẹp bỏ những nhà đầu tư, sàn giao dịch không năng lực, làm ăn chụp giựt lừa đảo khách hàng. |
-
Môi giới bất động sản vào mùa "thả thính"
CafeLand – Những tháng cuối năm 2017 là thời điểm vàng để nhiều môi giới bất động sản tìm kiếm, chốt hợp đồng với khách hàng.
-
Phí môi giới bất động sản – Nhập nhằng sáng tối
Găm hàng, đẩy giá, thu phí môi giới cao… là những lý do khiến nhiều người vẫn còn e ngại khi được cò đất, môi giới chào mời.
-
Sở Xây dựng TP.HCM được ủy quyền tiếp nhận, giải quyết chuyển nhượng dự án bất động sản
UBND TP.HCM vừa ủy quyền cho Sở Xây dựng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ chuyển nhượng dự án bất động sản, cấp phép sàn giao dịch bất động sản.
-
TP.HCM đưa ra giải pháp về gần 46.500 căn nhà ven kênh, rạch
Trên địa bàn TP.HCM hiện còn khoảng gần 46.500 căn nhà ven và trên kênh, rạch. Để di dời những căn nhà này, lãnh đạo thành phố yêu cầu các sở ngành, địa phương bám sát các dự án di dời, giải tỏa đang triển khai....
-
Lần thứ 8 Tân Tạo kiến nghị HoSE gỡ án đình chỉ giao dịch
Tập đoàn Tân Tạo cho biết đây là lần thứ 8 doanh nghiệp đề nghị HoSE xem xét và ban hành quyết định đưa cổ phiếu ITA ra khỏi diện cảnh báo theo quy định.