Mới đây, UBND tỉnh Trà Vinh đã ban hành 5 quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho các dự án nhà máy điện gió trên địa bàn tỉnh. Các quyết định này mở đường cho việc triển khai các dự án với tổng công suất thiết kế lên đến 272MW, tổng vốn đầu tư sơ bộ hơn 13.830 tỷ đồng.
Các dự án điện gió vừa được tỉnh Trà Vinh chấp thuận chủ trương đầu tư, mời gọi nhà đầu quan tâm tham gia đấu thầu có 4 dự án tại thị xã Duyên Hải và 1 dự án tại huyện Duyên Hải.
Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh mời gọi đầu tư các dự án điện gió trên địa bàn
Cụ thể, 4 dự án điện gió tại thị xã Duyên Hải đang xúc tiến mời gọi đầu tư gồm:
Nhà máy điện gió V1-5 và V1-6 giai đoạn 2, công suất 80MW, vốn đầu tư hơn 3.860 tỷ đồng.
Nhà máy điện gió V1-2 mở rộng, công suất 48MW, vốn đầu tư hơn 2.390 tỷ đồng.
Nhà máy điện gió V1-3 giai đoạn 2, công suất 48MW, vốn đầu tư gần 2.260 tỷ đồng.
Nhà máy điện gió V1-1 Trà Vinh giai đoạn 2, công suất 48MW, vốn đầu tư gần 2.550 tỷ đồng.
Cùng đó là dự án nhà máy điện gió Đông Hải 3 tại xã Đông Hải, huyện Duyên Hải, công suất 48MW, vốn đầu tư hơn 2.770 tỷ đồng.
Trà Vinh chấp thuận chủ trương đầu tư thêm 5 dự án điện gió
Tỉnh Trà Vinh cho biết, hình thức lựa chọn nhà đầu tư cho tất cả các dự án này sẽ được thực hiện thông qua đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Mục tiêu chính của các dự án là sản xuất điện từ năng lượng gió, góp phần bổ sung nguồn điện sạch vào lưới điện quốc gia.
Tất cả các dự án đều được yêu cầu áp dụng công nghệ tuabin gió tiên tiến, hiện đại, thân thiện môi trường, ưu tiên công nghệ từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, công nghệ móng đơn monopile và cáp ngầm truyền tải điện. Thời hạn hoạt động của mỗi dự án là 50 năm.
UBND tỉnh Trà Vinh cũng đặt ra các điều kiện chặt chẽ đối với nhà đầu tư được lựa chọn, bao gồm: cam kết triển khai dự án đúng quy định pháp luật; đảm bảo chất lượng, an toàn và bảo vệ môi trường; chia sẻ hạ tầng kỹ thuật với các dự án lân cận; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính; đảm bảo tỷ lệ tham gia tối thiểu 51% của nhà đầu tư trong nước (áp dụng cho 4/5 dự án theo quyết định); không chuyển nhượng dự án trước khi vận hành thương mại (COD); đảm bảo tiến độ và thành lập doanh nghiệp dự án tại địa phương.
Đến nay, tỉnh Trà Vinh đã đưa vào vận hành 5 nhà máy điện gió với tổng công suất 322MW. Địa phương đang triển khai 4 dự án điện gió công suất 344MW và 9 dự án điện gió gần bờ có tổng công suất 924MW thuộc danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trong Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021-2030 đã được Thủ tướng phê duyệt.
-
Tại Việt Nam, Tập đoàn Pacifico Energy (PE) đã phát triển một dự án điện mặt trời công suất 40MW tại Bình Thuận hoàn thành vào năm 2019 và một dự án điện gió công suất 30MW tại Bến Tre, dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2025.
-
Tại buổi làm việc với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, lãnh đạo Doosan Vina mong muốn Việt Nam tạo điều kiện để công ty tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm các cơ hội, thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư trong đó lĩnh vực điện gió.
-
Tối 1/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).
-
Thứ trưởng Bộ Công Thương làm việc với “ông lớn” năng lượng Pháp, bàn hợp tác thủy điện tích năng, điện hạt nhân
Tại buổi làm việc với Đại sứ Pháp tại Việt Nam và Tập đoàn Điện lực Pháp (EDF), Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đề nghị EDF phối hợp cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu khả năng đầu tư vào các dự án thủy điện tích năng tại Việt Nam....
-
Gần 15 tỷ USD đầu tư vào lưới điện: Cơ hội lớn cho ai?
Việc triển khai Quy hoạch điện VIII đang mở ra một giai đoạn đầu tư lớn cho hệ thống truyền tải điện tại Việt Nam, với tổng vốn lên tới 14,9 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2030. Theo đó, nhiều doanh nghiệp thiết bị điện được cho sẽ hưởng lợi trong bối c...
-
Nhiệt điện, xi măng, thép lọt “tầm ngắm”: 150 nhà máy lớn chuẩn bị nhận hạn ngạch khí thải!
Trong giai đoạn 2025-2026, dự kiến 150 nhà máy phát thải lớn trong lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép, xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch khí thải, chiếm khoảng 40% tổng khí thải cả nước.