Trong buổi làm việc ngày 8/1, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã tiếp Tổng Giám đốc Công ty Doosan Enerbility Việt Nam (Doosan Vina) Kim Hyo Tae, đề nghị đầu tư trong mảng năng lượng tái tạo.
Phó Thủ tướng cho rằng các sản phẩm cơ khí của Doosan Vina ngày càng khẳng định được chất lượng, thương hiệu và không chỉ đáp ứng cho thị trường trong nước của Việt Nam mà còn mở rộng xuất khẩu sang các thị trường lớn ở các nước, trong đó có thị trường Mỹ và Qatar.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tiếp Tổng Giám đốc Công ty Doosan Enerbility Việt Nam Kim Hyo Tae. Ảnh: VGP
Phó Thủ tướng mong muốn bên cạnh các sản phẩm truyền thống là thiết kế, chế tạo, sản xuất các module dầu khí, cần cẩu và các thiết bị phục vụ cảng biển, Doosan Vina tiếp tục mở rộng sản xuất ở các lĩnh vực khác, trong đó có lĩnh vực điện gió ngoài khơi mà Việt Nam có tiềm năng rất lớn.
Đồng thời khẳng định Việt Nam luôn quan tâm, tạo các điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Doosan Vina mở rộng hợp tác đầu tư, làm ăn hiệu quả, lâu dài tại Việt Nam.
Tổng Giám đốc Doosan Vina Kim Hyo Tae cho biết, thị trường Việt Nam có khoảng 1.500 người lao động đang làm việc cho Doosan Vina và khoảng hơn 1.500 người đang làm việc cho các nhà thầu phụ.
Lãnh đạo Doosan Vina mong muốn được tạo điều kiện để tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tìm kiếm các cơ hội, thúc đẩy các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, trong đó lĩnh vực điện gió đang được Doosan Vina đặc biệt quan tâm.
Theo tìm hiểu, Doosan Vina được cấp chứng nhận đầu tư vào ngày 20/11/2006 tại Khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), với vốn đầu tư 300 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất các thiết bị công nghiệp nặng như: nồi hơi cho các nhà máy nhiệt điện, cẩu trục bốc dỡ hàng cho các hệ thống cảng biển, thiết bị xử lý nước biển thành nước ngọt cho sinh hoạt và một vài sản phẩm cơ khí trọng điểm khác.
-
Nóng: Chính thức áp thuế chống bán phá giá với sản phẩm tháp điện gió Trung Quốc
Để khôi phục lại môi trường cạnh tranh công bằng giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu, Bộ Công Thương quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm tháp điện gió có xuất xứ từ Trung Quốc.
-
Tối 1/12, tại Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự chuỗi các sự kiện về dầu khí và điện gió ngoài khơi có quy mô nhiều tỷ USD, đánh dấu bước ngoặt phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) và Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC).
-
Các dự án điện lớn trên cả nước đang được triển khai đến đâu?
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, Luật Điện lực đã chính thức cho phép Chính phủ quy định cơ chế đặc thù cho điện khí. Không còn lý do để trì hoãn, nếu tiếp tục trì hoãn Bộ Công Thương sẽ kiến nghị lên Chính phủ thu hồi....
-
Nhu cầu nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận lên tới hàng nghìn người
Việt Nam cần khoảng 2.400 nhân lực trong trường hợp tái triển khai 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.
-
Quảng Ninh, Lâm Đồng, Thái Nguyên và nhiều địa phương đề nghị bổ sung công suất điện tái tạo vào quy hoạch
Các tỉnh Quảng Ninh, Kiên Giang, Lâm Đồng, Thái Nguyên... kiến nghị được nâng công suất điện gió, điện rác, điện mặt trời khi thực hiện điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII.