Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo 104/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại buổi làm việc Đoàn kiểm tra số 01 về tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc tại 4 dự án đường bộ cao tốc đoạn Hòa Liên - Túy Loan, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh.
Hiện tại, đã cơ bản hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án trên địa bàn các tỉnh, thành phố Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên; nâng công suất mỏ đá Trường Bản cho dự án Hòa Liên - Túy Loan; nâng công suất các mỏ đá Mỹ Trang, Vạn Lý và bổ sung mỏ đá Phổ Phong cho dự án Quảng Ngãi - Hoài Nhơn...
Theo Phó Thủ tướng, tồn tại, vướng mắc, chậm tiến độ tại một số dự án không lớn, chủ yếu do các nguyên nhân khách quan, liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng.
Phó Thủ tướng khẳng định mục tiêu hoàn thành đồng bộ các dự án trong năm 2025 là không thay đổi; trong đó phải bảo đảm phần lớn các đoạn tuyến hoàn thành trong tháng 8 và tháng 9/2025; các đoạn tuyến, công trình đặc biệt khó khăn hoàn thành trước ngày 31/12/2025.
Dự án cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh
Để hoàn thành mục tiêu này, Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Quảng Ngãi tập trung giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm bàn giao toàn bộ mặt bằng phục vụ thi công dự án trước ngày 15/6/2025.
Các địa phương khác cần xử dứt điểm các tồn tại, vướng mắc của các dự án để tập trung nguồn lực tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ rất lớn và quan trọng khác trong thời gian tới như sắp xếp bộ máy tổ chức hành chính khi sáp nhập tỉnh, triển khai các dự án có mô lớn, quan trong quốc gia trên địa bàn các tỉnh như dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, dự án cao tốc Quảng Ngãi - Kon Tum, Quy Nhơn - Pleiku...
Bộ Xây dựng được yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu thi công tăng cường nhân lực, thiết bị, chủ động tập kết nguồn vật tư, vật liệu, nguồn lực về tài chính… để hoàn thành theo tiến độ đã cam kết.
“Lưu ý phải bảo đảm chất lượng, vệ sinh môi trường, an toàn lao động theo đúng quy định, không vì tiến độ mà bỏ qua, rút ngắn các quy trình, thủ tục công nghệ, lựa chọn loại vật liệu không đảm bảo tiêu chuẩn, mất vệ sinh môi trường, mất an toàn lao động trên công trường”, Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Đồng thời rà soát, đẩy nhanh tiến độ triển khai khai hệ thống trạm dừng nghỉ, hệ thống giám sát giao thông, thu phí, kiểm soát tải trọng xe, bảo đảm các dự án khi đưa vào khai thác sử dụng phải đồng bộ, chất lượng, mỹ quan.
Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng rà soát nguồn vốn đã bố trí, trình tự thủ tục nghiệm thu, thanh toán của các dự án để tạo điều kiện thuận lợi nhất về nguồn lực tài chính cho các nhà thầu triển khai thi công dự án.
Bộ Xây dựng với vai trò vừa cơ quan thường trực của Đoàn kiểm tra, vừa là cơ quan chủ quản các dự án tiếp tục chỉ đạo, theo dõi, phối hợp cùng Văn phòng Chính phủ để đôn đốc các nhiệm vụ được giao, kịp thời tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm toàn bộ 4 dự án hoàn thành trong năm 2025.
Được biết, dự án cao tốc Hòa Liên - Túy Loan có chiều dài khoảng 11,47km với tổng vốn đầu tư khoảng 2.100 tỷ đồng. Đây là là đoạn cuối để khép kín tuyến cao tốc La Sơn - Túy Loan, kết nối TP Huế với TP Đà Nẵng.
Cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn có chiều dài 88km với vốn đầu tư khoảng 20.400 tỷ đồng, đi qua 3 hầm xuyên núi. Tuyến đường rút thời gian di chuyển giữa tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định.
Cao tốc Hoài Nhơn - Quy Nhơn dài khoảng 70km, có vốn đầu tư khoảng 12.400 tỷ đồng. Cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh dài hơn 61,5km, có vốn đầu tư xấp xỉ 14.800 tỷ đồng, kết nối hai tỉnh Bình Định và Phú Yên.
-
Hình hài cao tốc nối Quảng Bình - Quảng Trị trước ngày thông xe
Cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ nối hai tỉnh Quảng Bình và Quảng Trị với tổng mức đầu tư hơn 9.900 tỷ đồng dự kiến sẽ thông xe vào cuối tháng 6/2025.
-
Toàn cảnh “siêu nút giao” kết nối 3 cao tốc hơn 110.000 tỷ đồng tại Long An
Nút giao Mỹ Yên - công trình đang dần hình thành tại huyện Bến Lức (Long An), được gọi là ví như “nút thắt vàng” trong bản đồ hạ tầng phía Nam. Đây là điểm kết nối 3 tuyến đường cao tốc trọng điểm là cao tốc TP.HCM - Trung Lương, Bến Lức - Long Thành và đường Vành đai 3. Khi hoàn thành, nút giao không chỉ giải tỏa áp lực cho Quốc lộ 1 mà còn được kỳ vọng trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội và bất động sản khu vực này.
-
Đề nghị 4 địa phương kiểm soát chặt chất lượng vật liệu khi xây cao tốc
Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng đề nghị tăng cường quản lý chất lượng, an toàn giao thông, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong quá trình thi công xây dựng một số dự án cao tốc trên địa bàn.
-
Các dự án đường cao tốc qua khu vực Nam Trung bộ: Hoàn thành trước 31-12
Ngày 7-6, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình cùng Đoàn kiểm tra số 1 (theo Quyết định số 486/QĐ-TTg của Thủ tướng) có cuộc làm việc với các địa phương, chủ đầu tư, nhà thầu nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của 4 dự án đường cao tốc Bắc - Nam: Hòa Liên - Túy Loan, Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Hoài Nhơn - Quy Nhơn và Quy Nhơn - Chí Thạnh (qua TP Đà Nẵng và các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên).








-
Đề xuất phương án thu phí 13 tuyến cao tốc hoàn thành trong năm 2025
Cục Đường bộ Việt Nam vừa đề xuất Bộ Xây dựng cho phép thu phí thêm 13 tuyến cao tốc do Nhà nước đầu tư có tiến độ hoàn thành trong năm 2025.
-
Sắp tới, người dân đi TP.HCM đến Đà Lạt chỉ mất 3 giờ đồng hồ khi tuyến cao tốc này hoàn thành
Dự án cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương có tổng vốn đầu tư gần 18.000 tỷ đồng. Tuyến cao tốc này dự kiến hoàn thành đưa vào sử dụng cuối năm 2027, rút ngắn thời gian di chuyển TP.HCM - Đà Lạt từ 6 giờ còn 3 giờ....
-
Hơn 152.000 tỷ đồng mở rộng 18 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam
Để tránh đầu tư nhiều lần, Bộ Xây dựng đề xuất quy mô sau khi mở rộng các tuyến cao tốc này đạt 6 làn xe hoàn chỉnh theo quy hoạch với tổng mức đầu tư khoảng 152.102 tỷ đồng.