Ngày 7-11, ông Nguyễn Ngọc Hai (Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận) đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ liên quan đến ba "siêu dự án” đô thị, nghỉ dưỡng của Công ty Cổ phần Toàn Cầu TMS; Công ty TNHH Dịch vụ du lịch và Thương mại nông thị Dubai Việt Nam và Công ty Cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân.
Cụ thể, dự án đầu tư khu đô thị du lịch biển TMS Hòa Thắng - Mũi Né tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình của Công ty Cổ phần Toàn Cầu TMS có mức đầu tư hơn 15.000 tỉ đồng. Đến thời điểm hiện tại đã được các bộ, ngành trung ương thẩm tra. Dự án có diện tích 1.020 ha, trong đó có đến 589 ha đất nằm trong quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng titan; 189,5 ha nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương xem xét trình Thủ tướng Chính phủ đưa ra khỏi quy hoạch quặng titan và bổ sung vào khu vực dự trữ lâu dài đối với diện tích 589 ha (chưa cấp phép thăm dò khoáng sản). Ngoài ra, trình Thủ tướng Chính phủ khoanh định dự trữ lâu dài đối với diện tích 189,5 ha.
Dự án đầu tư khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Dubai Việt Nam tại xã Hòa Thắng, huyện Bắc Bình của Công ty TNHH Dịch vụ du lịch và Thương mại nông thị Dubai Việt Nam có tổng vốn đầu tư hơn 14.000 tỉ đồng. Dự án có diện tích 1.142 ha, trong đó có đến 1.067 ha đất nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản titan quốc gia. UBND tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị giải quyết chồng lấn khu vực dự trữ quặng titan thực hiện dự án.
Ngày 17-9-2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn cho biết các diện tích dự trữ khoáng sản titan có thể triển khai các dự án trên mặt, phù hợp với quy định theo quyết định dự trữ khoáng sản titan sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Dự án Trung tâm Dịch vụ du lịch Hàm Tiến - Mũi Né của Công ty Cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ địa ốc Hoàng Quân có vốn đầu tư gần 10.000 tỉ đồng; diện tích dự án 198 ha, trong đó có 76 ha đất nằm trong khu vực dự trữ khoáng sản titan quốc gia. UBND tỉnh Bình Thuận đã có ba công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị giải quyết chồng lấn khu vực dự trữ quặng titan để thực hiện dự án.
Tháng 7-2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có công văn cho biết đã dự thảo quyết định trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh thời gian dự trữ khoáng sản titan bảo đảm đủ thời gian (vòng đời) hoạt động của dự án.
Dự án đầu tư khu đô thị du lịch biển TMS Hòa Thắng - Mũi Né.
Dự án đầu tư khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng Dubai Việt Nam.
Dự án Trung tâm Dịch vụ du lịch Hàm Tiến - Mũi Né.
Theo UBND tỉnh Bình Thuận, ba dự án nêu trên thuộc khu vực ven biển tỉnh Bình Thuận là các dự án trọng điểm, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian tới. Các dự án này phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Thuận, phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch phát triển du lịch, đa phần các quy hoạch này được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước khi có quy hoạch về titan.
Việc triển khai các dự án sẽ góp phần thực hiện Quyết định số 201/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và hình thành Trung tâm Du lịch-Thể thao biển mang tầm quốc gia theo Kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị.
Do đó, tỉnh Bình Thuận kiến nghị Thủ tướng cho phép giải quyết triển khai đầu tư trước đối với phần diện tích chồng lấn khu vực quặng titan của ba dự án nêu trên để tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong thời gian tới.
Khi được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh sẽ thực hiện các thủ tục đầu tư, chính sách pháp luật đất đai về thuê, giao đất thực hiện dự án theo quy định pháp luật hiện hành, đồng thời chỉ đạo chủ đầu tư không được phép khai thác, thu hồi khoáng sản trong quá trình thực hiện dự án.
-
Bình Thuận thu hồi 8 dự án du lịch ở Hàm Thuận Nam
CafeLand - UBND tỉnh Bình Thuận vừa có văn bản về việc xử lý các dự án du lịch chậm triển khai đầu tư trên địa bàn huyện Hàm Thuận Nam.
-
Thanh khoản bất động sản nghỉ dưỡng nhiều nơi gần như đóng băng
Trong báo cáo thị trường tháng 11, DKRA cho biết phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng tại Đà Nẵng và các vùng lân cận tiếp tục duy trì trạng thái ảm đạm.
-
Bao giờ bất động sản nghỉ dưỡng mới “tan băng”?
Mặc dù nguồn cung ghi nhận có tăng nhẹ nhưng thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp. Lượng giao dịch tập trung ở những sản phẩm có giá bán dưới 10 tỷ đồng/căn.
-
Thanh Hoá tăng vốn, dời tiến độ cho một khu thương mại, nghỉ dưỡng
UBND tỉnh Thanh Hóa mới đây đã có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư Khu thương mại dịch vụ, nghỉ dưỡng Hoàng Tuấn tại phường Ninh Hải, thị xã Nghi Sơn.