Theo ông Hoàng Văn Anh, Tổng giám đốc SDU cho biết, giá bán căn hộ nhà ở xã hội 143 - Trần Phú là khoảng 14,5 triệu đồng/m2. Mức giá này chưa bao gồm 10% thuế VAT và 2% phí bảo trì. Thực tế, đây là dự án được UBND TP. Hà Nội cho phép chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang thực hiện theo cơ chế nhà ở xã hội. Dự án được thực hiện bằng nguồn vốn tự có và vốn vay của chủ đầu tư, không phải từ ngân sách nhà nước. Mức giá mà SDU áp dụng cho dự án 143 - Trần Phú chỉ là tạm tính và có thể điều chỉnh.
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, về nguyên tắc, nhà ở xã hội do doanh nghiệp đầu tư được Nhà nước hỗ trợ tiền sử dụng đất (miễn); được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% và thuế suất thuế giá trị gia tăng (VAT) là 5%; được vay vốn ưu đãi từ gói 30.000 tỷ đồng. Doanh nghiệp được tính vào giá bán toàn bộ chi phí đầu tư và các chi phí hợp pháp khác cộng thêm tối đa 10% lợi nhuận định mức.
Được biết, Bộ Xây dựng đã thành lập đoàn kiểm tra, xác định giá bán của các nhà ở xã hội trên địa bàn Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Thông tin cụ thể về các dự án có nghi vấn chưa được tiết lộ, nhưng đại diện Bộ Xây dựng khẳng định, nếu 2 dự án có cùng mức bồi thường, có cùng quy mô đầu tư, thì giá bán nhà xã hội sẽ luôn thấp hơn, trừ trường hợp nhà ở thương mại được bán thấp hơn giá thành, hoặc giá bán công khai thấp hơn giá bán mà người mua thực nộp.
Thực tế, giá bán tại các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội có sự chênh lệch đáng kể. Dự án nhà ở xã hội tại số 30 - Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm do Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng và thương mại dịch vụ Bắc Hà làm chủ đầu tư bán với giá 14,9 triệu đồng/m2; dự án nhà ở xã hội tại Khu đô thị Bắc Cổ Nhuế - Chèm (quận Bắc Từ Liêm) do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ đô làm chủ đầu tư bán với giá 10,3 triệu đồng/m2; dự án nhà ở xã hội của Viglacera tại Khu đô thị Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm bán với giá 10,9 triệu đồng/m2, tại Khu đô thị Đặng Xá (huyện Gia Lâm) bán với giá 8,9 triệu đồng/m2…
Theo lãnh đạo Bộ Xây dựng, có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giá bán tại các dự án nhà ở xã hội. Trong đó, nguyên nhân lớn nhất là có sự khác biệt rất lớn về nhu cầu của người dân với loại hình nhà ở này tại từng địa phương. Trong khi khu vực nội đô Thành phố có nhu cầu rất lớn, thì nguồn cung nhà xã hội, nhà giá thấp lại rất hạn chế, việc triển khai các dự án còn chậm; một số địa phương chưa bố trí đủ quỹ đất 20% các khu đô thị mới, các dự án nhà ở thương mại theo quy định dành để xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên, dù với bất kỳ lý do gì, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải tuân thủ các quy định của Nhà nước về giá bán loại nhà ở này.
Giải thích về tình trạng “loạn giá” tại các dự án nhà ở xã hội và nhà ở thương mại hiện nay có 3 khả năng: chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội tính sai chi phí đầu vào để tăng giá bán, tăng lợi nhuận hơn mức 10% theo quy định của Bộ Xây dựng; chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại cố tình công bố giá bán công khai thấp hơn so với giá bán mà người mua thực nộp (có thêm khoản “tiền chênh” bên ngoài); và cả 2 khả năng trên xảy ra đồng thời. Dù khả năng nào xảy ra, thì khách hàng vẫn là người cuối cùng thua thiệt.
-
eMagazine: “Cơn khát” nhà giá rẻ sắp được giải toả?
Nhà ở xã hội, phân khúc đáp ứng nhu cầu của rất đông người dân tại các thành phố lớn, đang nóng trở lại với sự hỗ trợ của Chính phủ và sự quan tâm của các doanh nghiệp bất động sản lớn....
-
Nhà ở cho công nhân nhưng rất ít công nhân mua được, Bộ Xây dựng nói gì?
Bộ Xây dựng vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri với nội dung hiện nay rất ít người lao động thu nhập thấp mua được nhà ở công nhân do giá bán cao và công nhân không đáp ứng được những quy định về vay vốn, về điều kiện được mua....
-
Doanh nghiệp đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội
Tại hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân ngày 1/8, doanh nghiệp đề xuất mở rộng đối tượng mua nhà ở xã hội.