Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa đề xuất Bộ Công Thương về cơ chế và lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần.
Theo đó, giá điện 2 thành phần sẽ bao gồm giá công suất và giá điện năng, tức là số tiền phải trả cho phần công suất đăng ký sử dụng và lượng điện năng tiêu thụ thực tế, thay vì chỉ tính theo lượng điện tiêu thụ thực tế như hiện nay.
Về lộ trình áp dụng giá điện 2 thành phần, EVN đề xuất qua 2 giai đoạn là thử nghiệm và chuyển đổi (áp dụng chính thức thí điểm với khách hàng được lựa chọn).
Giá điện sẽ tính như cước điện thoại
Giai đoạn thử nghiệm là giai đoạn thử nghiệm trên dữ liệu thời gian thực với việc tiếp tục áp dụng biểu giá bán lẻ điện hiện hành để tính hóa đơn tiền điện đến hết năm 2024.
Kết quả tính toán tiền điện theo cơ chế giá 2 thành phần trong giai đoạn thử nghiệm tiếp tục dùng để so sánh, đánh giá, tiến hành tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh phù hợp phục vụ mục tiêu hoàn thiện biểu giá sẵn sàng cho giai đoạn chuyển đổi áp dụng chính thức biểu giá điện 2 thành phần đối với nhóm khách hàng này.
Giai đoạn đề xuất áp dụng chính thức giá 2 thành phần thí điểm cho khách hàng sản xuất bình thường trong tập khách hàng Nghị định số 80/2024/NĐ-CP, dự kiến bắt đầu từ đầu năm 2025.
Theo đó, sau khi giai đoạn thử nghiệm kết thúc, quá trình hoàn thiện biểu giá 2 thành phần, chuẩn bị đầy đủ hành lang pháp lý và các điều kiện liên quan khác, triển khai áp dụng chính thức giá điện 2 thành phần thí điểm toàn bộ khách hàng sản xuất bình thường của Nghị định số 80, thay thế cho biểu giá điện hiện tại. Các nhóm khách hàng khác tiếp tục thực hiện biểu giá hiện hành.
Trong quá trình áp dụng chính thức giá điện 2 thành phần cho nhóm khách hàng này, một mặt cần tiếp tục thực hiện việc vi chỉnh các cơ cấu biểu giá điện hiện hành (đặc biệt là các nhóm hộ sản xuất và kinh doanh) để từng bước giảm bớt sự khác biệt về giá, làm căn cứ mở rộng việc áp dụng giá điện 2 thành phần.
Việc mở rộng đối tượng khách hàng áp dụng giá điện 2 thành phần là cần thiết để tiến tới áp dụng cho phần lớn khách hàng ở các giai đoạn áp dụng chính thức tiếp theo.
Với giá điện 2 thành phần, theo EVN, hóa đơn tiền điện mà người tiêu dùng phải thanh toán sẽ bao gồm chi phí trả cho công suất sử dụng (bản chất là chi phí cố định của quá trình cung ứng điện) và phần trả cho điện năng tiêu dùng (tức là phần chi phí biến đổi).
Cơ chế này buộc người sử dụng điện phải chú ý đến quá trình sử dụng điện, nâng cao hiệu quả sử dụng và thực hành tiết kiệm điện hiệu quả hơn.
Việc áp dụng phương án giá điện 2 thành phần, theo đánh giá tại đề án, với các hộ ngoài sinh hoạt, mức chi phí sử dụng điện của các hộ sẽ khác nhau.
Cụ thể, 2 hộ sử dụng điện cho ngoài sinh hoạt có cùng mức sản lượng 275.000kWh/năm nhưng chế độ sử dụng điện khác nhau. Nếu áp dụng biểu giá hiện hành, 2 hộ này cùng trả một mức hóa đơn. Tuy nhiên nếu áp theo biểu giá 2 thành phần, khi hộ có hệ số phụ tải lớn sẽ trả chi phí tiền điện ít hơn (do giảm được chi phí công suất).
Với hộ sinh hoạt, so sánh giữa 2 hộ tiêu dùng có công suất sử dụng tháng khoảng 12kW (tương đương công suất đặt của các thiết bị là 23 - 24kW) và hộ tiêu dùng có công suất lớn hơn 15kW, hộ đầu tiên sẽ phải trả là 2.821 đồng/kWh còn hộ thứ 2 là 3.046 đồng/kWh.
Trong khi nếu áp dụng biểu giá 6 bậc hiện hành, 2 hộ trả cùng một mức giá điện bình quân là 3.046 đồng/kWh.
-
Người dân không được sử dụng các thiết bị này khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà
Trong quá trình đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu, các tổ chức, cá nhân không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng.








-
21 tỉnh thành phía Nam được bổ sung thêm nguồn điện mới
Từ đầu năm 2025, nhiều công trình tại các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng… đã được đưa vào vận hành, góp phần đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định phục vụ phát triển kinh tế - xã hội....
-
CHÍNH THỨC: Giá điện sẽ được điều chỉnh 3 tháng một lần
Theo nghị định mới của Chính phủ, giá điện được xét thay đổi 3 tháng một lần, khi chi phí đầu vào tăng từ 2% trở lên. Tức là, mỗi năm có thể sẽ có 4 đợt thay đổi giá điện.
-
Chính thức áp dụng mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa 2.444,09 đồng/kWh
Từ ngày 31/3, mức giá bán lẻ điện bình quân tối thiểu là 1.826,22 đồng/kWh và tối đa là 2.444,09 đồng/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.