2,3 cổ phiếu này đều được khớp lệnh tại mức giá 34.000 đồng/cổ phiếu, tương đương tổng giá trị 80,8 tỷ đồng.
Trước đó, ngày 13/4, bà Nguyễn Thị Bích Hồng - thành viên HĐQT Postef đã đăng ký bán gần 1,5 triệu cổ phiếu POT theo phương thức thỏa thuận và/hoặc khớp lệnh trên sàn. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 19/4 đến ngày 18/5/2022. Nếu giao dịch thành công, bà Hồng không còn là cổ đông của Postef. Hiện bà Nguyễn Thị Bích Hồng là Chủ tịch Công ty Chứng khoán Liên Việt. Nhiều khả năng, bà Hồng đã bán xong lô cổ phiếu trên trong phiên giao dịch ngày 20/4.
Công ty Cổ phần Thiết bị bưu điện Postef là công ty thành viên thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT). Hiện VNPT sở hữu 50% vốn điều lệ của Postef. Hai cổ đông lớn khác là bà Nguyễn Thị Bích Hồng (7,7%) và Công ty Chứng khoán Liên Việt (11,3%).
Bất chấp thông tin dự án tại số 61 Trần Phú, quận Ba Đình bị tạm dừng thi công để kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai, cổ phiếu POT của Postef tăng trần nhiều liên tiếp trong thời gian qua.
Mô hình tổ hợp thương mại, dịch vụ và khách sạn cao cấp cao 11 tầng dự kiến xây dựng tại số 61 Trần Phú.
Ngoài Postef, 2 thành viên trong liên danh tham gia dự án 61 Trần Phú là Công ty Cổ phần Liên Việt Holdings và Công ty Cổ phần Him Lam đều là doanh nghiệp có tiềm lực mạnh và từng có mối liên hệ với Ngân hàng Liên Việt (LienVietPostBank).
Khu đất 61 Trần Phú rộng 9.078 m2 vốn là toà nhà Pháp cổ, được xây dựng từ đầu thế kỷ 20, được giao cho Postef làm trụ sở và sản xuất từ năm 1996, có vị trí đặc biệt đắc địa với 4 mặt tiền Trần Phú, Hùng Vương, Nguyễn Thái Học và Lê Trực, nằm cách không xa Lăng Bác và Toà nhà Quốc hội.
Gần đây, dự án đã được quây kín phục vụ cho việc phá dỡ và thi công. Dù vậy, nhiều ý kiến phản đối dự án vì lo ngại rằng công trình thay thế gồm tổ hợp thương mại, dịch vụ và khách sạn cao cấp cao 11 tầng có thể phá vỡ cảnh quan kiến trúc của Khu trung tâm chính trị Ba Đình.
Đến ngày 6/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã có chỉ đạo, yêu cầu UBND TP. Hà Nội khẩn trương có văn bản yêu cầu chủ đầu tư tạm dừng thi công công trình tại số 61 Trần Phú, đồng thời tổ chức kiểm tra quy trình, thủ tục triển khai dự án này.
Tuy nhiên, theo Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội, toà nhà Pháp cổ ở 61 Trần Phú không phải công trình kiến trúc cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, công trình này không nằm trong “Danh mục công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 cần tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá”.
-
Công bố loạt Đồ án quy hoạch phân khu đô thị tại Sóc Sơn
UBND huyện Sóc Sơn, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội vừa phối hợp tổ chức Hội nghị công bố các đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn, tỷ lệ 1/2000.
-
Hà Nội chỉ đạo khẩn về tiến độ 2 dự án BT
Văn phòng UBND TP. Hà Nội đã ban hành Thông báo số 588 về Kết luận của Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp nghe báo cáo về tiến độ thực hiện và những nội dung vướng mắc tại 2 dự án đầu tư công trình giao thông theo hình thức BT....
-
Tài sản gần 4 tỷ USD, một công ty bất động sản gây bất ngờ với doanh thu
Công ty cổ phần Trung tâm hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC, mã chứng khoán VEF) vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 với doanh thu thuần chỉ đạt 126 triệu đồng.