Mới đây, Ban Chỉ đạo các dự án trọng điểm tỉnh Hòa Bình đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho 2 dự án trọng điểm sử dụng vốn đầu tư ngoài ngân sách gồm dự án nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình và nhà máy Xi măng Xuân Thiện Hòa Bình.
Hòa Bình tháo gỡ khó khăn cho dự án nhà máy xi măng trên địa bàn
Được biết, nhà máy xi măng Xuân Thiện tại xã Yên Bồng, huyện Lạc Thuỷ có diện tích sử dụng đất 579,6 ha với tổng vốn đầu tư là 29.800 tỷ đồng. Dự án có công suất thiết kế 25.000 tấn clinker/ngày, tương ứng 10 triệu tấn xi măng/năm, được triển khai theo 2 giai đoạn từ năm 2022-2028.
Trong khi đó, dự án nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện có vốn đầu tư trên 8.000 tỷ đồng, tổng công suất 2,16 triệu tấn sản phẩm/năm. Diện tích sử dụng đất khoảng 166,82 ha, dự kiến đến tháng 5/2025 hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 và giai đoạn 2 sẽ hoàn thành 1 năm sau đó.
Cả 2 dự án trên đều do Công ty TNHH Xuân Thiện, thuộc CTCP Tập đoàn Xuân Thiện làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, những dự án này đều đang gặp khó khăn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng và mỏ nguyên liệu.
Dự án nhà máy xi măng Xuân Thiện Hòa Bình đang gặp khó khăn về công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
Đối với dự án nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ Xuân Thiện Hòa Bình, đến nay tuyến đường hoàn thành nhiệm vụ khảo sát và được nghiệm thu phần đường dành cho mục đích dân sinh và sử dụng chung. Tuy nhiên, tuyến đường chưa được chuyển mục đích sử dụng rừng. Do phát sinh thủ tục này nên dù dự án đã được giao đất 3 đợt nhưng vẫn chưa thể khởi công xây dựng.
Bên cạnh đó, mỏ nguyên liệu của dự án chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đưa vào danh mục không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, kéo theo các công việc khác bị đẩy lùi vì dự án chỉ hoạt động đúng tiến độ khi vùng nguyên liệu phục vụ cho dự án được đảm bảo…
Để đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dự án theo kế hoạch, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình Nguyễn Phi Long đề nghị UBND tỉnh phân công rõ trách nhiệm, giải quyết những khó khăn, vướng mắc từng nội dung về giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục liên quan theo quy định.
Về phía chủ đầu tư, cần tập trung nguồn lực, phối hợp với các sở, ngành đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, hoàn thiện các thủ tục liên quan chuyển đổi đất rừng, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy và các thủ tục cần thiết để khởi công 2 dự án trên.
-
Tính đến thời điểm tháng 8/2023, nhà máy xi măng Xuân Sơn do Tập đoàn Xuân Khiêm làm chủ đầu tư đã đạt tiến độ hơn 70% khối lượng công việc, dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ quý 4/2024.
-
Hòa Bình “thúc” tiến độ dự án nhà máy xi măng 5.000 tỷ của Tập đoàn Xuân Khiêm
Nhà máy Xi măng Xuân Sơn công suất 2,3 triệu tấn/năm với tổng vốn đầu tư gần 5.000 tỷ đồng dự kiến sẽ đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh từ quý 4/2024 sau khi được UBND tỉnh Hòa Bình điều chỉnh chủ trương đầu tư.
-
Kinh doanh thua lỗ, Xi măng Bỉm Sơn nêu biện pháp khắc phục cổ phiếu bị cảnh cáo
Với việc thua lỗ thêm 25 tỷ đồng trong quý 3/2024, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của Xi măng Bỉm Sơn tính đến ngày 30/9 là âm 245 tỷ đồng.
-
Công suất sản xuất hơn 120 triệu tấn/năm, 80 nhà máy xi măng cần phải làm ngay điều này
80 doanh nghiệp sản xuất xi măng sẽ phải kiểm kê khí nhà kính và nộp báo cáo 2 năm một lần theo Nghị định số 06/NĐ-CP Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng Ozone.
-
Doanh thu không bù đắp nổi chi phí, doanh nghiệp xi măng “ngậm ngùi” báo lỗ
Giá nguyên liệu đầu vào như điện, than và bao bì tăng cao đã đẩy các doanh nghiệp xi măng vào tình thế khó khăn, thua lỗ trong quý 3/2024, khiến áp lực tài chính càng thêm nặng nề.