Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết, 18 Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước chuyển giao về Bộ Tài chính quản lý là những doanh nghiệp đầu ngành, giữ vai trò vị trí then chốt trong nền kinh tế quốc dân.
Đồng thời, cũng là những doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt động đa dạng, tính chất phức tạp, liên quan tới 16 ngành kinh tế - kỹ thuật.
Việc chuyển giao nguyên trạng nhân sự của Ủy ban về Bộ Tài chính để tiếp tục quản lý 18 Tập đoàn, Tổng công ty sẽ là yếu tố thuận lợi, bảo đảm sự xuyên suốt, nhất quán, cũng như tiến độ trong xử lý các công việc của doanh nghiệp, không làm gián đoạn, ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp Nguyễn Hoàng Anh và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng ký biên bản chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của 18 Tập đoàn, Tổng công ty từ Ủy ban về Bộ Tài chính
Các tập đoàn về Bộ Tài chính quản lý, gồm Tập đoàn: Dầu khí Việt Nam (PVN); Điện lực Việt Nam (EVN); Công nghiệp than Khoáng sản Việt Nam (TKV); Hóa chất Việt Nam (Vinahem); Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT); Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG).
Ngoài ra còn có các Tổng công ty: Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC); Thuốc lá Việt Nam (Vinataba); Hàng Không Việt Nam (VNA); Hàng Hải Việt Nam (VIMC); Đường sắt Việt Nam (VNR); Đầu tư và phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC); Cảng hàng không Việt Nam (ACV); Lương thực miền Bắc (Vinafood 1); Lương thực Miền Nam (Vinafood 2); Lâm nghiệp Việt Nam (Vinafor); Cà phê Việt Nam (Vinacafe).
Riêng Tổng công ty Viễn thông MobiFone được chuyển về Bộ Công an.
Trong thời gian tới, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đề nghị sau khi chuyển giao, Bộ Tài chính cần tạo điều kiện để các Tập đoàn, Tổng công ty phát huy mạnh mẽ, huy động hiệu quả nguồn lực để thúc đẩy phát triển kinh tế.
Đề cập đến mục tiêu tăng trưởng năm 2025 tối thiểu 8%, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc lưu ý, nền kinh tế tăng trưởng chủ yếu dựa vào doanh nghiệp. Do đó, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, cần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, muốn vậy phải tập trung phân cấp, phân quyền, đổi mới sáng tạo, tư duy cách làm mới để phát triển.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập vào tháng 2/2018, là cơ quan thuộc Chính phủ. Cơ quan này thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn Nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban trước khi được bàn giao về Bộ Tài chính, Công an có tổng vốn chủ sở hữu khoảng 1,18 triệu tỷ đồng, tăng 11% sau 5 năm. Tổng tài sản các công ty này nắm giữ khoảng 2,54 triệu tỷ đồng, bằng 65% tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước trên cả nước.
-
5 ngân hàng có vốn Nhà nước chiếm gần 50% dư nợ nền kinh tế
Dư nợ tín dụng 5 ngân hàng thương mại là hơn 7,7 triệu tỷ đồng, chiếm 49,5% tổng dư nợ của nền kinh tế. Năm nay ngành ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15-16%, các ngân hàng này sẽ đưa hàng triệu tỷ đồng ra để phục vụ cho nền kinh tế.
-
Phó Thủ tướng yêu cầu VEC phải tất toán gần 5.500 tỷ đồng trái phiếu Bộ Tài chính ứng trả thay
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu VEC phải tất toán khoản nợ gần 5.500 tỷ đồng trái phiếu Bộ Tài chính ứng trả thay.
-
Dự kiến tên các Bộ sau khi Chính phủ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính, dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.








-
Hà Nội quyết tâm đầu tư nhà ở xã hội
Thành phố tung ra loạt chính sách ưu đãi: miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất vay, giao đất sạch... nhằm tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp tư nhân đầu tư vào lĩnh này.
-
Nhà riêng dưới 8 tỷ tại Hà Nội âm thầm “đội giá”
Trong khi thị trường bất động sản vẫn còn lặng sóng, phân khúc nhà riêng dưới 8 tỉ đồng tại Hà Nội bất ngờ ghi nhận đà tăng giá đều đặn đầu năm 2025 – có nơi tăng đến 400 triệu đồng mỗi căn....
-
Hà Nội rà soát, xử lý nhà đất công sử dụng sai mục đích, kém hiệu quả
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành kế hoạch số 113/KH-UBND, yêu cầu tổng rà soát, xử lý dứt điểm các tài sản công là nhà, đất, trụ sở làm việc và cơ sở sự nghiệp đang bị bỏ hoang, sử dụng không đúng mục đích hoặc kém hiệu quả....