Bệnh viện quận 1 sẽ có tên mới là Bệnh viện Tân Định
Việc đổi tên này không chỉ đơn thuần là điều chỉnh danh xưng mà còn là một bước cụ thể hóa trong tiến trình sắp xếp lại bộ máy hành chính, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống y tế công lập, đồng thời giúp người dân thuận tiện hơn trong việc tra cứu, liên hệ khám chữa bệnh tại các địa phương mới sau hợp nhất.
Theo đó, danh sách 17 bệnh viện được đổi tên như sau:
Tên cũ | Tên mới | Tên cũ | Tên mới |
Bệnh viện quận 1 | Bệnh viện Tân Định | Bệnh viện quận Bình Tân | Bệnh viện Bình Tân |
Bệnh viện quận 4 | Bệnh viện Khánh Hội | Bệnh viện quận Bình Thạnh | Bệnh viện Bình Thạnh |
Bệnh viện quận 6 | Bệnh viện Bình Phú | Bệnh viện quận Tân Bình | Bệnh viện Tân Bình |
Bệnh viện quận 7 | Bệnh viện Nguyễn Thị Thập | Bệnh viện quận Tân Phú | Bệnh viện Tân Phú |
Bệnh viện quận 8 | Bệnh viện Chánh Hưng | Bệnh viện quận Gò Vấp | Bệnh viện Gò Vấp |
Bệnh viện quận 11 | Bệnh viện Lãnh Binh Thăng | Bệnh viện quận Phú Nhuận | Bệnh viện Phú Nhuận |
Bệnh viện quận 12 | Bệnh viện Trung Mỹ Tây | Bệnh viện TP.Thủ Đức | Bệnh viện Thủ Đức |
Bệnh viện huyện Bình Chánh | Bệnh viện Bình Chánh | Bệnh viện huyện Củ Chi | Bệnh viện Củ Chi |
Bệnh viện huyện Nhà Bè | Bệnh viện Nhà Bè |
Danh sách 17 bệnh viện tại TP.HCM sẽ đổi tên
Sở Y tế cho biết việc đổi tên các bệnh viện sẽ đi kèm với điều chỉnh hệ thống văn bản, biểu mẫu, thông tin hành chính liên quan để đồng bộ trong quản lý cũng như phục vụ người dân.
Hiện nay, hệ thống y tế TP.HCM có quy mô rất lớn với 164 bệnh viện, trong đó có 14 bệnh viện thuộc Bộ - ngành, 32 bệnh viện đa khoa, 28 bệnh viện chuyên khoa, 90 bệnh viện ngoài công lập, 38 trung tâm y tế cấp quận/huyện, 168 trạm y tế phường/xã, 296 điểm y tế, 11 trung tâm y tế chuyên ngành không có giường bệnh, 110 trung tâm bảo trợ xã hội, 15.611 cơ sở kinh doanh dược và nhà thuốc tư nhân cùng hơn 10.000 phòng khám tư nhân hoạt động trải khắp các địa bàn.
Sau khi hợp nhất các quận/huyện và thực hiện mô hình chính quyền đô thị 2 cấp, TP.HCM không còn Hội đồng Nhân dân cấp quận/huyện và phường. Thay vào đó, các cơ quan chuyên môn, trong đó có ngành y tế được tổ chức lại để đảm bảo hiệu quả điều hành. Việc đổi tên bệnh viện là một phần trong kế hoạch sắp xếp và đồng bộ hóa toàn hệ thống, tránh trùng lặp, dễ nhận diện hơn trong không gian hành chính mới.
-
Trường học, bệnh viện được sắp xếp ra sao sau khi sáp nhập tỉnh thành?
Nghị quyết mới nhất của Chính phủ đã đưa ra phương án sắp xếp trường học, bệnh viện sau khi sáp nhập còn 34 tỉnh thành.
-
Hà Nội sẽ thành lập mới 4 bệnh viện và sáp nhập 4 bệnh viện
Đây là nội dung đáng chú ý trong Đề án “Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của các cơ sở y tế công lập thuộc UBND TP Hà Nội đến năm 2030”.
-
Yên Bái hợp nhất 6 bệnh viện vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh
Mới đây, tỉnh Yên Bái công bố kế hoạch hợp nhất các bệnh viện chuyên khoa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Theo đó, các Bệnh viện chuyên khoa sẽ được hợp nhất vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái kể từ ngày 01/04/2025.








-
Giá nhà TP.HCM lập đỉnh, nửa tỷ đồng mỗi m2 căn hộ
Mới đây, một doanh nghiệp bất động sản công bố mức giá rumor (giá bán dự kiến) cho các căn hộ hạng sang tại một dự án ngay vùng lõi trung tâm TP.HCM với mức khoảng 450 triệu đồng/m2.
-
Đề xuất thí điểm cho thuê căn hộ ngắn ngày trong chung cư
Sở Xây dựng TPHCM vừa có văn bản gửi UBND TPHCM đề xuất giải pháp quản lý đối với mô hình lưu trú ngắn ngày trong nhà chung cư trên địa bàn TPHCM.
-
Hạn chế lưu thông trên đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây 30 ngày để sửa chữa
Để sửa chữa khe co giãn và nâng cấp hệ thống giao thông thông minh (ITS), đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây (đoạn TPHCM với tỉnh Đồng Nai) sẽ được rào chắn một phần đoạn tuyến trong 30 ngày....