Mới đây, Hiệp hội xi măng Việt Nam (VNCA) đã có văn bản thông báo về kết quả xử lý vụ kiện chống bán phá giá của các nhà xuất khẩu xi măng Việt Nam tại Philippines.
Có 11 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam đang bị áp thuế chống bán phá giá tại Philippines
Theo VNCA, sau khi làm việc, Philippines đồng ý mặt hàng xi măng của Việt Nam xuất khẩu vào nước này không gây ra thiệt hại đáng kể đối với các nhà sản xuất xi măng nội địa và thiệt hại của ngành sản xuất xi măng Philippines còn do những ảnh hưởng khác như đại dịch Covid-19, nhu cầu của thị trường suy giảm.
Đây là cơ sở quan trọng để Philippines không tiếp tục gia hạn áp thuế tự vệ đối với các sản phẩm xi măng nhập khẩu vào thị trường Philippines (trong đó chủ yếu là xi măng xuất khẩu từ Việt Nam).
Theo kết quả của buổi làm việc của VNCA với phía Philippines, có 6 doanh nghiệp xuất khẩu xi măng của Việt Nam không bị áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm xi măng. Bên cạnh đó, có tới 11 doanh nghiệp khác bị áp thuế chống bán phá giá.
Cụ thể xi măng xuất khẩu từ Việt Nam sẽ phải chịu các mức thuế từ 4-28% giá xuất khẩu đối với xi măng Portland và từ 3-55% đối với xi măng hỗn hợp.
VNCA cho biết, các doanh nghiệp của Việt Nam bị áp thuế chống bán phá giá có thể làm đơn khiếu nại gửi Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định áp thuế chống bán phá giá nếu nhận thấy mức thuế này không phản ánh khách quan số liệu sản xuất và bán hàng mà doanh nghiệp đã nộp cho cơ quan điều tra; mức thuế áp dụng không dựa trên biên độ bán phá giá mà Ủy ban thuế quan của Philippine đã tiến hành điều tra và đề xuất áp dụng.
Trong trường hợp sau khi thực hiện khiếu nại mà các doanh nghiệp thấy kết quả giải quyết không thỏa đáng, các doanh nghiệp có thể kiện DTI lên tòa án Philippines. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể thông qua Hiệp hội Xi măng Việt Nam kiến nghị Chính phủ Việt Nam tham vấn và kiện Chính phủ Philippines tại WTO.
Trước đó, đầu năm 2021, một số nhà sản xuất xi măng tại Philippines đã tiến hành khởi kiện các doanh nghiệp xuất khẩu xi măng từ Việt Nam vào Philippines bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất xi măng nước này.
Tới ngày 24/4/2021, DTI đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng xi măng có xuất xứ Việt Nam - Thành lập Ủy ban điều tra.
-
Xi măng Việt “so găng” với Thái Lan để giành đơn hàng từ Philippines
Trong bối cảnh Philippines quyết định không gia hạn biện pháp tự vệ đối với xi măng nhập khẩu, các nhà sản xuất xi măng của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh khốc liệt với Thái Lan để giành đơn hàng xuất khẩu vào thị trường này.
-
Lộ diện cái tên “đen” nhất ngành xi măng: Thua lỗ kéo dài, âm nặng vốn chủ, nợ một nữ đại gia 326 tỷ suốt hơn một thập kỷ
Tính đến ngày 30/6/2024, nợ phải trả của Xi măng Công Thanh ghi nhận hơn 19.550 tỷ đồng, trong đó nợ đi vay là hơn 7.300 tỷ đồng và các khoản chi phí lãi vay phải trả dài hạn là 10.557 tỷ đồng.
-
Âm vốn chủ sở hữu 7.700 tỷ, “khất nợ” nghìn tỷ trái phiếu đến hạn, kiểm toán cũng "cạn lời" với doanh nghiệp này
Phía kiểm toán tiếp tục từ chối đưa ra kết luận đối với báo cáo tài chính bán niên 2024 của Công ty CP Xi măng Công Thanh vì lỗ lũy kế, âm vốn chủ sở hữu và công ty chậm trả những khoản vay và trái phiếu đến hạn....
-
Nợ thuế tiền tỷ, nhà sản xuất xi măng 47 năm tuổi tại Tuyên Quang bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
Công ty CP Xi măng Tuyên Quang vừa bị cơ quan thuế tỉnh Tuyên Quang ra quyết định cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn, do nợ thuế hơn 8,3 tỷ đồng.