20/07/2021 8:00 PM
CafeLand – Vật liệu phân hủy sinh học ngày càng được biết đến nhiều hơn trong thiết kế nội thất bởi vừa tự nhiên vừa mang lại một số lợi ích về sức khỏe và môi trường như làm mát, giảm thải carbon.

Sợi gai dầu

Các bức tường trong ngôi nhà thuộc sở hữu của công ty thiết kế kiến trúc Practice Architecture được làm từ các tấm bê tông lớn kết hợp giữa vôi (chất kết dính) và sợi gai dầu, mang lại một không gian ấm áp hài hòa với nội thất gỗ.

Cây gai dầu phát triển nhanh, thường được sử dụng làm vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường vì nó có khả năng trung hòa carbon.

Nút bần

Nút bần được biết đến là nút đậy các chai rượu, được làm từ vỏ của cây gỗ sồi. Trong kiến ​​trúc, nút bần ở dạng khối rắn, được tái chế bằng cách nung nóng các hạt nút bần.

Vật liệu tái chế từ nút bần được sử dụng để làm cho các mảng tường ngôi nhà trông tự nhiên hơn. Bên cạnh đó, đây là vật liệu ưu việt với tính năng chống cháy, cách âm và chống thấm cực tốt được dùng cho cả nội thất và ngoại thất.

Theo các kiến ​​trúc sư, việc sử dụng vật liệu từ nút bần sẽ làm giảm lượng carbon cho nhà ở, vì nó hấp thụ nhiều carbon hơn lượng thải ra trong quá trình xây dựng.

Tre

Tre là một loại cây cỏ phổ biến, có thể phát triển lên đến bốn feet một ngày, khỏe hơn thép 2-3 lần. Do đó, tre được Kiến ​​trúc sư Simón Vélez mô tả là "thép thực vật" do sức mạnh và tính linh hoạt của nó.

Công ty kiến ​​trúc Brio đã sử dụng tre để hỗ trợ mái nhà của Viện dưỡng lão nghệ sĩ Mumbai ở Ấn Độ. Tre được sử dụng song song với thép để tạo ra một cấu trúc có thể tháo lắp và xây dựng lại dễ dàng. Cây tre được để lộ ra nhưng được sắp xếp theo hình ziczac một cách nổi bật và độc đáo.

Papier-mache

Papier-mache là một vật liệu tổng hợp được làm bằng giấy hoặc bột giấy kết hợp với chất kết dính. Vào năm 2020, công ty thiết kế xây dựng I / thee đã sử dụng Papier-mache để tạo ra một ngôi nhà nguyên mẫu tên là Agg Hab.

Vật liệu này được tạo thành bằng cách kết hợp gần 300 pound giấy tái chế với 200 lít keo dán không độc hại theo hình thức thủ công.

Sợi nấm

Sợi nấm – phần sinh dưỡng của nấm, được tạo thành từ hàng trăm sợi xen kẽ do các bào tử làm cho nó trở thành một vật liệu bền vững khi sấy khô.

Với mục tiêu đặt tính bền vững lên đầu, nhà hàng Silo ở London đã sử dụng những chiếc đèn làm từ sợi nấm từ công ty thiết kế nội thất Nina + Co.

“Sợi nấm còn có khả năng giảm khí thải carbon. Đây là một phần của giải pháp để tạo ra các tòa nhà không có carbon”, David Cheshire, một chuyên gia về xây dựng bền vững cho biết.

Raffia

Raffia là một loại sợi bền, có thể tái tạo và phân hủy sinh học thu được từ cây cọ raffia. Raffia thường được sử dụng để làm hàng dệt, giỏ và mũ.

Nhà hàng sushi Kaikaya ở Valencia, Tây Ban Nha được thiết kế bởi Masquespacio, nổi bật với những tấm raffia hình tròn lớn trên tường kết hợp với đồ nội thất bằng gỗ, ốp gạch nhiều màu và trồng cây xanh theo phong cách nhiệt đới.

Cây mây

Vật liệu từ cây mây được sử dụng trong thiết kế tường cửa hàng RÖ Skin của công ty kiến trúc O'Sullivan Skoufoglou. Cây mây có đặc điểm thân đặc, bền, dẻo, nhẹ, có ứng dụng tuyệt vời với đồ thủ công và đồ nội thất.

Giấy

Không gian ấm cúng cùng tạo hình giống hang động của quán bar Yorunoma ở Nhật Bản đã được công ty thiết kế Naoya Matsumoto tạo ra bằng cách sử dụng những miếng giấy bị vò nát.

Các tờ giấy được công ty phối hợp với người dân địa phương vò nát để tạo ra một kết cấu giống như đá độc đáo và sau khi sử dụng có thể dễ dàng tái chế.

Gỗ bị ăn mòn

Thông thường, những cây tần bì bị nhiễm bệnh, bị côn trùng phá hủy, không được sử dụng để xây dựng vì hình dáng khó khăn và không thể xử lý bởi các xưởng cưa. Thay vào đó, chúng sẽ bị phân hủy hoặc đốt cháy, giải phóng CO2 có hại vào không khí.

Công ty thiết kế kiến trúc Hannah ở Mỹ đã sử dụng vật liệu tái chế từ loại gỗ này kết hợp công nghệ in 3D để xây dựng ngôi nhà nhỏ có tên Cabin Ashen ở Upstate (New York).

Theo chia sẻ của Hannah với Dezeen, lợi ích của việc sử dụng gỗ bị ăn mòn để tạo thành vật liệu xây dựng mới nhằm bù đắp cho nguồn cung thiếu hụt các loại gỗ phổ biến khác, đồng thời nhằm giảm lượng khí thải CO2 ra môi trường.

Tảo biển

Các phòng tắm nằm trong tòa nhà Frank Gehry được ốp bằng gạch nhựa sinh học kết hợp tảo biển với 20 màu sắc khác nhau, được phát triển bởi xưởng nghiên cứu sinh học Atelier Luma ở Pháp. Gạch tảo biển có tác dụng hấp thụ CO2 và làm giảm ô nhiễm môi trường.

  • Vật liệu sinh học giúp ngành xây dựng bền vững hơn

    Vật liệu sinh học giúp ngành xây dựng bền vững hơn

    CafeLand - Việc nâng cao kiến thức về kỹ thuật vi sinh và sinh học tổng hợp đang cho phép các vật liệu sinh học tham gia vào thị trường vật liệu xây dựng như bê tông tự phục hồi, vật liệu cách nhiệt bằng sợi nấm, tấm ván làm từ chất thải thực phẩm.

Thảo Uyên (Dezeen)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
CafeLand.vn là Network bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và duy nhất chuyên về bất động sản. Cập nhật thực trạng thị trường bất động sản hiện nay, cung cấp cho các độc giả những thông tin chính xác và những góc nhìn phân tích nhận định về thị trường bất động sản từ các chuyên gia trong ngành. Ngoài ra, CafeLand còn cung cấp cho độc giả tất cả các thông tin về sự kiên, dự án, các xu hướng phong thủy, nhà ở để các bạn có cái nhìn tổng quan hơn về thông tin mua bán nhà đất tại Việt Nam.