Đường sắt nội đô là một trong những giải pháp giải quyết vấn đề giao thông đô thị, đặc biệt là các TP lớn như TP.HCM. Tuy nhiên, xây dựng đường sắt nội đô không đơn giản


Bên cạnh khuyến khích phát triển xe bus, đường sắt một ray được coi là một trong những giải pháp tối ưu giúp giảm ùn tắc tại TP. HCM

Theo Sở GTVT, TP.HCM đã xây dựng kế hoạch là đến năm 2020 TP sẽ có 7 tuyến metro dài 114 km, và 3 tuyến xe điện mặt đất dài 32,5 km. Thành công đầu tiên của kế hoạch trên là tháng 2/2008, tuyến Metro Bến Thành (quận 1)- Suối Tiên (quận 9) với tổng mức đầu tư khoảng 2,3 tỷ USD đã khởi công hạng mục depot (nhà ga) rộng 24 ha gần KDL Suối Tiên. Ngày 24/8/2010, TP.HCM đã khởi công tuyến metro thứ hai nối Bến Thành (quận1) - Cầu Tham Lương (quận Tân Bình) với tổng vốn đầu tư khoảng 1,25 tỷ USD...

Giải pháp Monorail

Sở GTVT TP.HCM cũng cho rằng, Monorail (đường sắt một ray) là một trong ba giải pháp tối ưu hiện nay do có nhiều ưu điểm nổi trội so với các phương tiện khác như: đường chiếm ít diện tích nhất, phù hợp với tình hình đất ngày càng eo hẹp tại TP HCM; Vòng cua của đường nhỏ nên tàu có thể chạy luồn lách qua các tòa nhà mà tốc độ trung bình vẫn đạt từ 6 - 90 km/h. Trong khi đó, năng lực vận chuyển rất lớn, có thể đạt 60.000 lượt/hướng/giờ; chạy bằng điện hoặc bằng động cơ Hybrid và năng lượng mặt trời, bánh xe bằng cao su chạy trên nền bê tông không gây ô nhiễm môi trường, không gây tiếng ồn...

Chia sẻ quan điểm này, PGS TS Phạm Sĩ Liêm cho rằng, tất cả các TP lớn trên thế giới đều đã sử dụng monorail từ khoảng 100 năm trước và chưa từng gây tai nạn cho hành khách.

Không phải tại vốn

Để xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại TP.HCM, quyết tâm thì TP có thừa, dù nguồn vốn của DA có thể trên vài chục tỷ USD nhưng nhiều chuyên gia khẳng định có thể giải được nếu tạo điều kiện tốt cho các DN trong và ngoài nước đầu tư. Thực tế là từ năm 2001, khi kế hoạch tổng thể hệ thống đường sắt đô thị của TP được công bố, lập tức có nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Cụ thể năm 2003, Tập đoàn Siemen (Đức) đã xin lập DA khả thi xây dựng tuyến metro Bến Thành - Tham Lương, và Bến Thành - Bến xe Miền Tây, và ngày 24/8 vừa qua tuyến metro Bến Thành - Tham Lương đã khởi công nhờ nguồn vốn của Ngân hàng Châu Á (ADB), Ngân hàng tái thiết Đức (KFW), Ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB). Từ năm 2003, nhiều tập đoàn tài chính quốc tế lớn đã xin lập DA tiền khả thi nhiều tuyến đường sắt tại TP HCM như Tập đoàn Jobrus Ltd của Nga, Tập đoàn Đường sắt Thượng Hải, TCty XD tàu điện ngầm Moscow, Hiệp hội DN VN tại Nga... DA metro Bến Thành - Suối Tiên thực hiện với nguồn vốn của Nhật Bản.

Vướng từ mặt bằng...

Điều băn khoăn nhất của ngành chức năng tại TP.HCM khi triển khai xây dựng tuyến đường sắt đô thị là vấn đề hướng tuyến, mặt bằng, quản lý, khai thác, cơ chế... mà một mình TP HCM không thể giải quyết nổi mà cần phải có sự hỗ trợ đồng bộ của nhiều ngành, Quốc hội, Chính phủ... Ví dụ như tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên dù đã khởi công được hơn 1,5 năm nhưng vấn đề mặt bằng chưa giải quyết xong do vướng đất của Xí nghiệp Ba Son thuộc quận đội, và đất tỉnh Bình Dương ! Ông Nguyễn Văn Quốc- Phó Trưởng ban Quản lý đường sắt nội đô TP.HCM lo rằng các tuyến đường sắt sẽ khó kết nối do nhiều công nghệ khác nhau xây dựng, ví dụ kỹ thuật cấp điện khác nhau, kích cỡ ray khác nhau... Còn ông Lê Hồng Hà- Ban QL đường sắt đô thị lo ngại, các tuyến đường ngầm của TP sẽ bị vướng các móng nhà cao tầng hiện rất nhiều và còn tiếp tục nhiều hơn tại TP HCM, trong khi Luật đất đai và Luật XD VN chưa ưu tiên cho các tuyến đường ngầm. Trong khi đó, TP chưa có một trung tâm điều hành tất cả các phương tiện vận tải công cộng...
Cafeland.vn - Theo DĐDN
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.
Tags: cafeland