- Như vậy, ông đánh giá thế nào về quy mô các TTTM tại Hà Nội hiện nay?
Hiện tại không chỉ hạn chế về số lượng, mà quy mô các TTTM mới chủ yếu là vừa và nhỏ với tổng diện tích đất gần 412 nghìn m2, bình quân mỗi TTTM rộng 37 nghìn m2, bằng quy mô hạng 2, trong đó lớn nhất là TTTM Mê Linh (huyện Mê Linh) khoảng 80 nghìn m2. Sự hạn chế về quy mô đã làm giảm hiệu quả hoạt động của mạng lưới, trình độ và chất lượng dịch vụ thấp trong khi giá cho thuê diện tích kinh doanh cao, tác động không tốt đối với sản xuất, tiêu dùng. Không chỉ vậy, trên thực tế, hoạt động của các TTTM chủ yếu mới dừng lại ở một số dịch vụ như cửa hàng và siêu thị, văn phòng, giải trí - thể thao, ăn uống, máy ATM và vận chuyển...
- UBND TP vừa đưa ra lấy ý kiến đóng góp
vào Dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại trên địa bàn TP Hà
Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ông có thể cho biết chi tiết kế
hoạch này ?
Theo dự thảo Quy hoạch, trong thời gian tới, TP dự kiến xây 9 trung
tâm mua sắm, hội chợ cấp vùng và quốc tế. Trong đó có 5 trung tâm cấp
vùng tại khu đô thị Long Biên - Gia Lâm, huyện Sóc Sơn, thị trấn Chúc
Sơn (Chương Mỹ), đô thị Hòa Lạc và huyện Phú Xuyên. Tại khu đô thị Tây
Hồ Tây và huyện Từ Liêm và khu đô thị Đông Anh sẽ được xây dựng một
TTTM, trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế.
Các dự án xây dựng chợ, TTTM đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm. |
- Có thể thấy nguồn vốn để thực hiện theo dự thảo quy hoạch trên là rất lớn. Trong khi đó, để thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống bán lẻ trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay không dễ. Vậy theo ông, có thể tính đến các giải pháp nào ?
Trong điều kiện kinh tế khó khăn hiện nay nhà đầu tư khi bỏ vốn họ cũng phải cân nhắc rất kỹ là điều đương nhiên. Thế nhưng, theo tôi không có gì là khó nếu TP xây dựng được cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư của các thành phần kinh tế như : bố trí mặt bằng, điện, nước cho các dự án xây dựng chợ, TTTM. Đồng thời, cũng phải tạo điều kiện cho DN tham gia chương trình này được vay vốn ưu đãi. Để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, TP cần xây dựng cơ chế xã hội hóa trong việc kêu gọi đầu tư bằng nhiều hình thức khác nhau như DN bỏ 100% vốn, DN và nhà nước cùng hợp tác hay DN và nhân dân cùng bỏ vốn đầu tư... Gắn việc phát triển hệ thống chợ với quy hoạch vùng và hoạt động xây dựng hệ thống đô thị cũng như chương trình xây dựng nông thôn mới…
- Đó là các nguồn đầu tư trong nước, còn nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài nên khai thông thế nào, thưa ông ?
Đúng là để có những TTTM tầm cỡ quốc tế và khu vực bên cạnh việc tạo
cơ chế ưu đãi đối với nhà đầu tư trong nước, TP cũng cần đề ra các chính
sách thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là vốn ODA, FDI. Các
ngành cần minh bạch hóa, đơn giản thủ tục hành chính trong quá trình
kêu gọi đầu tư. Trên cơ sở đó chúng ta sẽ đẩy mạnh được việc liên kết
giữa thị trường Hà Nội với các thị trường trong và ngoài nước.
Trong hoạt động này, quan trọng hơn cả là nhà nước phải đưa ra quy hoạch cụ thể, có công bố công khai để DN tiếp cận quy hoạch, nhất là khu vực ngoại thành. Thực tế, các dự án xây dựng chợ, TTTM đòi hỏi vốn đầu tư lớn nhưng khả năng thu hồi vốn chậm, vì vậy TP cũng cần có chính sách hỗ trợ nguồn vay đầu tư hạ tầng. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng khu đô thị mới phải dành một phần diện tích nhất định cho việc xây dựng hệ thống cửa hàng tiện ích. Phần diện tích này sẽ do UBNDTP quản lý và giao các DN thương mại sử dụng. Có như vậy, chúng ta mới tạo được cơ chế minh bạch hóa để hút nhà đầu tư.
- Xin cảm ơn ông !