'Chắc chắn sai luật'
Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Đặng Hùng Võ nhận định "trong 2 quyết định giao đất của UBND huyện cho ông Đoàn Văn Vươn đều ghi rõ giao đất để nuôi trồng thủy sản. Như vậy, sau khi giao, đất đó là đất đã đưa vào sử dụng và thuộc loại đất nuôi trồng thủy sản, thuộc nhóm đất nông nghiệp".
"Theo quy định tại Nghị
định 181 năm 2004 của Chính phủ về thi hành luật đất đai, việc thu hồi đất nông
nghiệp chỉ được thực hiện trong 5 trường hợp: (1) Nhà nước thu hồi để thực hiện
các dự án đầu tư theo quy hoạch (thực hiện theo quy định tại Nghị định
69/2009/NĐ-CP); (2) Thu hồi khi không có người thừa kế; (3) Thu hồi khi người sử
dụng đất tự nguyện trả lại; (4) Người sử dụng đất có hành vi hủy hoại đất; (5)
Người sử dụng đất không đưa đất vào sử dụng ngay sau từ 12 cho tới 24 tháng tùy
theo từng loại đất", ông Võ phân tích và chỉ ra "không có trường hợp thu
hồi đất nông nghiệp khi hết thời hạn".
Từ đó nguyên Thứ trưởng khẳng định "việc thu hồi đất ở Tiên Lãng chắc chắn là sai pháp luật".
|
Ông Đặng Hùng Võ: Lãnh đạo huyện Tiên Lãng đã căn cứ vào một văn bản trái pháp luật của mình để chứng minh các quyết định tiếp theo là đúng pháp luật. |
Ông Võ cũng phản biện hai lý lẽ chính quyền Hải Phòng đưa ra. Việc "giao đất bao lâu do chính quyền và người dân thỏa thuận" như phó Chủ tịch Hải Phòng nói là "không có căn cứ pháp lý" vì "pháp luật Việt Nam không hề quy định về cơ chế chính quyền với người dân thỏa thuận khi giao đất".
Việc giao cho ông Đoàn Văn Vươn diện tích đất vượt quá hạn mức theo quy định nhưng khi Luật đất đai 1998 có quy định phải chuyển diện tích vượt hạn mức sang thuê đất nhưng huyện Tiên Lãng không làm cũng là sai.
Lý giải của Chánh văn phòng UBND huyện Tiên Lãng rằng "thu hồi là để sau đó cho thuê" lại càng mang tính bao biện vì theo ông Võ, "việc chuyển từ đất được giao sang đất thuê chỉ cần làm những thủ tục địa chính thông thường mà không được thực hiện thu hồi đất".
Luật sư Phạm Thanh Bình,
Chánh văn phòng HĐ lâm thời luật sư toàn quốc, cũng nhận định việc UBND huyện
Tiên Lãng nói "chỉ giao đất 14 năm do áp dụng luật Đất đai 1988" là không
đúng pháp luật khi chỉ ra luật năm 1988 không quy định thời hạn giao đất, cho
thuê đất.
"Đến luật năm 1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được được tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan có thẩm quyền. Trường hợp đất được nhà nước giao, cho thuê trước ngày 15/10/1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất được tính từ ngày 15/10/1993. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được nhà nước tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và trong quá trình sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt", ông Bình phân tích.
Ông Võ còn chỉ ra " Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng đã tự ban hành vào ngày 6/10/1993 một văn bản quy định về thời hạn và hạn mức diện tích sử dụng đất trên địa bàn huyện". Trong hệ thống pháp luật đất đai của VN từ năm 1987 đến nay chưa bao giờ cho phép UBND cấp huyện làm việc này, nên quy định trên là vô hiệu.
Lãnh đạo huyện Tiên Lãng đã căn cứ vào một văn bản trái pháp luật của mình để chứng minh các quyết định tiếp theo là đúng pháp luật, ông Võ nhận định.
Kinh nghiệm hạ nhiệt của Tướng Thước
Trước băn khoăn của không ít độc giả về sự xuất hiện của bộ đội trong lực lượng cưỡng chế đất ở Tiên Lãng, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Cựu chiến binh VN, khẳng định "chức năng của quân đội được Đảng, Nhà nước giao là để đáp trả bất cứ một kẻ thù nào để bảo vệ Tổ quốc và nhân dân, đâu có phải đưa bộ đội ra để làm hại đến lợi ích của nhân dân".
"Việc Tiên Lãng đưa hàng chục bộ đội và công an, nói là để cưỡng chế nhưng với vẻn vẹn chỉ có mấy người dân thì đây rõ ràng là một vụ trấn áp không thể chấp nhận được". Ông cho rằng "người đưa bộ đội ra trong trường hợp này để gây hậu quả cho dân là phi pháp, làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bộ đội Cụ Hồ trong mắt người dân".
|
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Phải tìm cách hạ nhiệt hai bên, không đổ thêm dầu vào lửa, nếu không, tranh chấp đất đai sẽ biến thành vấn đề chính trị phức tạp. |
Trong thời gian giữ cương vị Tư lệnh quân khu, Trung tướng Thước cũng có lần nhận được đề nghị huy động quân đội tham gia "dẹp loạn" đối với những tranh chấp đất đai.
Ông kể: "Những năm đầu thập kỷ 1990, ở quân khu IV cũng xảy ra nhiều vụ tranh chấp đất đai, có vụ nghiêm trọng đến mức chính quyền hai địa phương tổ chức dân quân dàn thế trận, xây dựng trận địa, hầm hào, chướng ngại để tranh chấp một vùng đất. Sự việc kéo dài nhưng chính quyền cấp trên không cương quyết xử lí, từ tranh chấp đã biến thành đấu súng giữa hai bên, gây ách tắc Quốc lộ 1".
Để giải tỏa thông suốt đường giao thông Bắc - Nam và tránh tình trạng nổ súng gây mất trật tự, Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Quân khu cho lực lượng thiết giáp ra để đẹp loạn. Trung tướng đã hỏi: "Đưa quân đội ra để đánh ai? Nếu là địch thì không cần thiết giáp, chỉ 15 phút tôi có thể giải quyết xong, nhưng đây lại là dân và dân quân, Tư lệnh quân khu ra lệnh 'quân ta đánh quân mình' sao?"
Trung tướng chỉ ra: "Phải tìm cách hạ nhiệt hai bên,
không đổ thêm dầu vào lửa, nếu không, tranh chấp đất đai sẽ biến thành vấn đề
chính trị phức tạp". "nếu là
địch bắt thì phải suy nghĩ lại nhưng đây là đồng chí vào với dân, việc gì phải
sợ". Ông đã chỉ thị cấp dưới không mang theo vũ khí vào tiếp
cận hai trận địa để giải thích rõ và tổ chức giải giáp, việc mà trước đó nhiều
đoàn công tác không làm được, thậm chí bị giữ lại. Nhưng ông nghĩ
Sau khi vận động dân quân cả hai bên thu súng trở về nhà, việc điều tra đã kết luận rõ cấp ủy và chính quyền hai bên vì mục đích cá nhân đã kích động nhân dân gây rối. Cán bộ lãnh đạo vi phạm đều bị xử lí, có người bị đưa ra pháp luật. Số đầu xỏ chống đối cũng bị xử lí. Từ đó chính quyền cơ sở được củng cố, tình hình trở lại bình thường.
Chia sẻ câu chuyện này, vị lão thành quân đội ngậm ngùi: "Vụ việc nghiêm trọng đó nếu hành xử như Tiên Lãng thì chắc tôi không còn ngồi ở đây để trả lời báo chí".