Cụ thể, tỉnh đã giới thiệu một số khu vực mà VSIP có thể tiếp cận để nghiên cứu như vùng phụ cận Sân bay quốc tế Long Thành; các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc, TP. Long Khánh…vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển hạ tầng khu công nghiệp.
Bí thư tỉnh ủy cũng cho rằng, VSIP là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nên Đồng Nai hoan nghênh và sẵn sàng hợp tác với doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, nghiên cứu các đề xuất đầu tư. VSIP cần chủ động liên lạc với địa phương, các sở, ngành để có những phương án đề xuất phù hợp.
Đại diện của VSIP cho biết, Đồng Nai là địa phương có kinh tế phát triển, nằm trong vùng kinh tế động lực phía Nam, có nhiều dự án hạ tầng kinh tế lớn nên thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến hợp tác, làm ăn. Là đơn vị chuyên nghiệp trong đầu tư hạ tầng khu công nghiệp lớn VSIP mong muốn địa phương tạo điều kiện để doanh nghiệp khảo sát, tìm hiểu để có những đề xuất đầu tư phù hợp.
Theo đồ án quy hoạch 2030 đang trình duyệt, Đồng Nai sẽ hình thành khu kinh tế sân bay tại huyện Long Thành với vai trò hạt nhân của vùng phát triển động lực. Đây sẽ là khu vực tập trung thu hút các ngành động lực của tỉnh, có giá trị gia tăng cao, liên kết mật thiết đối với sự hình thành của sân bay quốc tế Long Thành.
Các tầng khu công nghiệp mở mới/mở rộng trong khu kinh tế sân bay sẽ kết hợp thành 2 vùng thung lũng công nghiệp, thu hút các doanh nghiệp đầu ngành, tạo sức lan tỏa sang các khu vực trong vùng ngoài khu kinh tế sân bay.
Trong giai đoạn mới, việc thu hút doanh nghiệp vào các tầng khu công nghiệp sẽ được chọn lọc bài bản, nhằm phát triển các tổ hợp liên kết có tính kết nối, phát huy tối đa giá trị của các tầng khu công nghiệp. Cụ thể:
Thung lũng công nghệ: Phạm vi nằm ở phía Bắc KKT sân bay, với 2 tầng khu công nghiệp mở mới/mở rộng bao gồm Long Đức 2 mở rộng và Long Đức 3, hướng tới thu hút các ngành điện, điện tử với hàm lượng công nghệ cao. 2 tầng khu công nghiệp này kết hợp với 4 tầng khu công nghiệp mới ở các huyện Biên Hòa, Trảng Bom, Long Khánh, Cẩm Mỹ sẽ tạo nên cụm ngành chế biến, chế tạo, phục vụ cho mục tiêu hoàn thiện chuỗi giá trị đối với các ngành sản xuất máy móc, thiết bị, chip thông minh, và phục vụ cho ngành sản xuất linh kiện hàng không.
>> Xem thêm Thành phố sân bay Long Thành diện tích lên đến 55.000ha sẽ có những gì?
Thung lũng hóa dược phẩm: Phạm vi nằm ở phía Nam Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, tách thành 2 phân khu chuyên biệt. 2 tầng khu công nghiệp bao gồm Bàu Cạn – Tân Hiệp và Phước Bình sẽ chú trọng thu hút các ngành hóa dược và dược liệu, liên kết chặt chẽ với chuỗi giá trị từ cụm hóa chất tiêu dùng, hóa mỹ phẩm ở tầng khu công nghiệp Phước Bình 2. Từ đó, tạo sức lan tỏa để hình thành các tầng khu công nghiệp chế biến chuyên sâu tại các tầng khu công nghiệp ở các huyện Nhơn Trạch, Long Khánh, Cẩm Mỹ.
Đối với quy hoạch sử dụng đất cho phát triển khu, cụm công nghiệp: ngoài các khu cụm công nghiệp hiên hữu tỉnh đã có, quy hoạch mới đến năm 2030 là đối với khu công nghiệp là 12.886ha và cụm công nghiệp là 1.425ha. Toàn bộ diện tích đất đưa vào xây dựng hạ tầng cho phát triển công nghiệp là đất nông nghiệp kém hiệu quả cơ bản đáp ứng được nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thu hút đầu tư vào phát triển khu, cụm công nghiệp, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Đồng Nai có Tổ công tác thúc đẩy phát triển khu công nghiệp
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành Quyết định số 2492/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác thúc đẩy phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
-
Đồng Nai sắp có một dự án đặc biệt diện tích 100ha tại Long Khánh, dự kiến thu hút 1.000 chuyên gia
Khu vực gần 100 ha ở TP Long Khánh được tỉnh Đồng Nai quy hoạch xây dựng Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân.
-
Hãng thép 50 năm tuổi tại miền Nam huy động thêm vốn từ cổ đông để xây nhà máy tại Đồng Nai
Doanh nghiệp này sẽ dùng toàn bộ nguồn tiền mới để đầu tư dự án sản xuất thép cán xây dựng, bổ sung công đoạn luyện phôi thép công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm tại Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 - Nhơn Phú, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai....
-
Đồng Nai có thêm 672ha đất cụm công nghiệp
Bên cạnh 1.202 ha đất cụm công nghiệp đã được duyệt theo quy hoạch tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2021 – 2030, địa phương này sẽ bổ sung thêm 11 cụm công nghiệp khác với quy mô 672ha.