Có khoảng 69 hoạt động mưu sinh bám mặt đường thống kê được. Nếu tính toàn thành phố thì có đến hàng vạn người (có thể nhiều hơn nữa) cá nhân, hộ gia đình sống nhờ vào vỉa hè, mặt đường.
Trong nghiên cứu mang tên “Một số khảo sát thực trạng về trật tự vệ sinh môi trường” năm 2010 do PGS.TS Nguyễn Minh Hòa làm chủ nhiệm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành khảo sát khu vực trung tâm TP.HCM, tập trung ở các trục đường lớn, các không gian công cộng, các khu phố, ô phố tại các quận 1, 2, 10.
Đối tượng khảo sát tập trung chủ yếu vào nhóm có nguy cơ gây ra việc mất mỹ quan đô thị, như những người bán hàng rong ở lòng đường vỉa hè, những người hành nghề xe ôm, xe ba gác, xe xích lô, những người lượm nhặt và người mua bán ve chai, những người vô gia cư sống bám vào đường phố.
Theo đó, có khoảng 69 hoạt động mưu sinh bám mặt đường thống kê được. Nếu tính toàn thành phố thì có đến hàng vạn người (có thể nhiều hơn nữa) cá nhân, hộ gia đình sống nhờ vào vỉa hè, mặt đường.
Trên cơ sở khảo sát, nhóm nghiên cứu cho rằng cần xác định việc xây dựng trật tự và văn minh đô thị là một tiến trình lâu dài. Trong khi xây dựng các chính sách và các giải pháp, cần kiên trì, duy ý chí, không ảo tưởng mà phải xuất phát từ bối cảnh thực tế.
So với các nước khác phát triển đô thị hiện đại của chúng ta đi sau với khoảng cách thời gian khá xa (các nước châu Âu tiến hành đô thị hoá vào nửa cuối thế kỷ 17, Bắc Mỹ vào đầu thế kỷ 18, Nhật Bản vào thời Minh Trị duy tân - 1858, các con rồng châu Á vào khoảng 1960-1970). Hơn thế nữa tiến trình này lại rất chậm (sau hai lần đô thị hoá lần thứ nhất vào thời Pháp thuộc (1870-1954), lần thứ hai (1986 đến nay) mới chỉ đạt được 26% mức độ đô thị hoá xét về khía cạnh dân số).
Do vậy chúng ta cần đẩy nhanh tốc độ phát triển về nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu chỉ xuất phát từ mong muốn chủ quan (cho dù rất cao cả) không dựa trên thực tế thì chúng ta sẽ đưa ra các giải pháp nôn nóng chỉ có tác dụng tức thì, hoặc phản tác dụng. Mong muốn mau chóng trở thành Singapore, hay Seoul là điều rất không khả thi. Để có được văn minh đô thị và văn hoá thị dân phải xây dựng kết hợp rất nhiều các yếu tố khác nhau từ cơ sở vật chất đến thiết chế và quan trọng nhất (cũng là khó khăn nhất) là hình thành nên ý thức “tự thân” của cộng đồng và mỗi cá nhân.
Theo nhóm nghiên cứu, các giải pháp phải thực tế và hiệu quả, nhưng cố gắng không làm xáo trộn đời sống nhân dân, hạn chế việc làm mất mưu sinh của một số lượng dân cư đông đảo, nhất là người nghèo.
Nghiên cứu viết: "Đây là một quan điểm của nhóm nghiên cứu đưa ra nhưng chưa nhận được đồng thuận cao từ phía các cán bộ chính quyền" và nhận định: "Nếu không cân nhắc, có thể chúng ta sẽ đẩy họ vào cảnh khốn khó hơn. Trong trường hợp này các chính sách “nhị nguyên” (hai bên cùng có lợi, hai bên cùng nhượng bộ) xem ra là có thể chấp nhận được trong giai đoạn quá độ đô thị và giai đoạn chuyển tiếp của lộ trình từ chỉnh trang nâng cấp sang hiện đại, hoàn thiện".

Nhóm nghiên cứu cho rằng nên tiến hành theo hướng: tuyên truyền thuyết phục thay đổi thói quen, hành vi tiêu cực đi trước, luật và chế tài đi sau; đưa giáo dục văn minh, văn hóa đô thị thành chiến lược lâu dài, đặc biệt dành cho thế hệ trẻ...

Đồng thời, cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật trong mức có thể để cho các qui định pháp luật có cơ sở tồn tại như xây nhà vệ sinh công cộng, bố trí thùng rác, các biển báo, đội ngũ những người làm vệ sinh cùng với các thiết bị chuyên dùng.
Kết quả khảo sát về trật tự, vệ sinh, môi trường

Nhóm những người bán hàng ở lòng đường vỉa hè:

· Khảo sát tiến hành từ tháng 3 đến tháng 6.2009 ở khu vực quận 1, 3 và một phần quận 10 cho thấy có gần 1.000 người bán hàng ở vỉa hè và lề đường

· Họ là người nghèo từ ngoại thành và người nghèo di cư tự do

· Hàng ngàn người mưu sinh bám vào mặt đường với 69 loại hoạt động kiếm tiền, trong đó 72% thuộc nhóm thực phẩm, nước uống và 18% thuộc các nhóm hàng tiêu dùng, gia dụng

· 100% xả rác thải, nước thải, chiếm lòng đường, vỉa hè, tiểu tiện tùy tiện gây mất vệ sinh

· Gây ách tắc giao thông, đặc biệt là ở các giao lộ.

PV (Một thế giới)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.