Sau một thời gian dài trầm lắng, mới đây, Bộ Xây dựng đã đề xuất hàng loạt biện pháp nhằm “giải cứu” thị trường bất động sản.

Hàng loạt dự án bất động sản đang nằm "đắp chiếu" vì thiếu vốn
'Giải cứu' để tránh tác động hệ thống
Trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước ngày 27/6, Bộ Xây dựng cho
rằng, sau một thời gian các ngân hàng thương mại áp dụng thắt chặt tín
dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất, thị trường bất động sản đã rơi vào
tình trạng khó khăn, nhiều dự án bị đình lại do thiếu vốn, thanh khoản
trên thị trường giảm sút rõ rệt. Nếu để tình trạng trên xảy ra trong một
thời gian dài, dễ khiến thị trường bất động sản trở thành nhân tố tác
động gây lạm phát cao, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức
tín dụng và ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế.
Chính vì vậy, Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu và
có hướng dẫn các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phân định rạch
ròi các khoản vay đối với lĩnh vực bất động sản nói chung, trên cơ sở
không tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản trong tổng dư nợ của toàn hệ
thống nhưng cần phải điều chỉnh linh hoạt tỷ trọng cho vay đối với từng
khoản mục tín dụng bất động sản.
Đối với một số khoản mục cần phải tăng tỷ trọng cho vay như: vay
xây dựng cơ sở hạ tầng (nhà, xưởng) phục vụ sản xuất kinh doanh, vay mua
nhà để ở. Một số khoản mục có thể giữ nguyên tỷ trọng, như: vay xây
dựng - kinh doanh trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng; vay xây dựng, sửa
chữa nhà để ở hoặc đối với các dự án dở dang cần vốn để tiếp tục hoàn
thành sản phẩm, bán và thu hồi vốn đầu tư.
Cần nghiên cứu thêm hình thức "chuyển nợ" từ nhà đầu tư sang người
mua nhà bằng cách ký lại khế ước vay giữa ngân hàng với nhà đầu tư sang
khế ước vay giữa ngân hàng với người mua nhà, bằng cách này sẽ không làm
tăng tỷ trọng tín dụng bất động sản nhưng sẽ tạo thanh khoản cho nhà
đầu tư có vốn để tái đầu tư.
Bộ Xây dựng cũng thống nhất với Ngân hàng Nhà nước sẽ thiết lập cơ
chế phối hợp giữa hai cơ quan để trao đổi thông tin hàng tháng về tình
hình tín dụng bất động sản và tình hình thị trường bất động sản, làm cơ
sở tham mưu với Chính phủ về quản lý thị trường bất động sản và tín dụng
bất động sản. Bộ Xây dựng đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên
cứu, điều chỉnh chính sách tiền tệ phù hợp để quản lý thị trường bất
động sản phát triển lành mạnh và bền vững.
Đáng lưu ý, đây là lần thứ hai trong vòng hai năm qua, Bộ Xây dựng
chính thức có ý kiến đề xuất “giải cứu” thị trường bất động sản. Cuối
năm 2009, khi thị trường bất động sản rơi vào tình trạng ảm đạm do lạm
phát, Bộ Xây dựng cũng đã trình Chính phủ hàng loạt giải pháp 'cứu' thị
trường như cho chủ đầu tư được phép huy động vốn khi dự án chưa xây xong
móng, cho phép giãn nợ, khoanh nợ, khấu trừ thuế, miễn lệ phí
trước bạ... Và những giải pháp trên đã phát huy tác dụng tích cực như
người ta chứng kiến.
Mở nơi cần mở
Thực tế, trong thời gian qua, nguồn vốn cho cả đầu vào lẫn đầu ra
trên thị trường bất động sản vẫn được cho là dựa quá nhiều vào ngân
hàng. Với chính sách thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất
khiến chủ đầu tư lẫn khách hàng trong lĩnh vực địa ốc phải đối mặt không
ít khó khăn.
Do khó khăn trong vay vốn nên nhiều doanh nghiệp chậm tiến
độ dự án, vi phạm hợp đồng với khách hàng, thậm chí nhiều
doanh nghiệp phải "bán tống bán tháo" dự án của mình vì không
có đủ vốn để triển khai tiếp. Để tháo gỡ khó khăn các doanh
nghiệp, nhà đầu tư đua nhau khuyến mại, giảm giá hoặc hỗ trợ chi phí,
thủ tục vay ngân hàng nhưng đều không cải thiện được tình hình. Nếu tiếp
tục kéo dài, tình trạng này sẽ tạo nhiều áp lực không chỉ cho các doanh
nghiệp, các nhà đầu tư bất động sản, mà còn tác động xấu tới các ngành
sản xuất liên quan, kể cả ngành tài chính, ngân hàng.
Ngoài ra, việc siết chặt tín dụng đối với thị trường BĐS một cách
đại trà như hiện nay khiến nhiều ngành nghề sản xuất trong lĩnh vực bất
động sản cũng bị rơi vào khó khăn. Tất cả các mặt hàng VLXD phục vụ cho
ngành xây dựng đang ở trong tình trạng bị tồn kho, ế hàng vì thế đã có
những ý kiến cho rằng, cần phải định rõ đâu là những khâu cần thắt chặt,
và đâu là những lĩnh vực cần tiếp tục tạo điều kiện để tiếp tục duy trì
và phát triển sản xuất.
Theo Linh Vân (DDDN)
VIP

Bán Shophouse mặt tiền đường 60m dự án T&T City Millennia, 150m2 , giá 8.6 tỷ
8 tỷ 600 triệu- 150m2
Cần Giuộc, Long An
Hôm nay
0903106***
VIP

Nhà Gò Vấp giá rẻ Trần Bình Trọng căn góc 3 tầng BTCT
4 tỷ 400 triệu- 50m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0911194***
VIP

Bán đất mặt tiền nhựa Lục Viên vị trí gần chợ đình kinh doanh mọi ngành nghề
13 tỷ - 1178m2
Đức Hòa, Long An
Hôm nay
0915852***
VIP

Bán shophouse Novaword Phan Thiết Mặt Tiền Biển Đẹp dãy Florida 1
7 tỷ 600 triệu- 120m2
Phan Thiết, Bình Thuận
Hôm nay
0917496***
VIP

BÁN(1.000m2)ĐẤT MẶT TIỀN THỊ XÃ FULL THỔ CƯ,SHR, SAU LÒNG CHỢ, SÁT NHỰA 42M
475- 1000m2
Chơn Thành, Bình Phước
Hôm nay
0902312***
VIP

BÁN NHÀ NHỐ HXH –P.3, GÒ VẤP – SETUP SẴN, CHỈ CẦN DỌN VÀO Ở NGAY
Thương lượng- 360m2
Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
Hôm nay
0909741***
VIP

Với 80tr sở hữu căn hộ 2PN Fresia Riverside cạnh Aeon Mall Biên Hoà ngay Metro
1 tỷ 550 triệu- 53m2
Biên Hòa, Đồng Nai
Hôm nay
0942882***
VIP

KING HILL RESIDENCES – CĂN GÓC SIÊU ĐẸP – CƠ HỘI VÀNG ĐẦU TƯ TẠI BẾN LỨC LONG AN
2 tỷ 998 triệu- 100m2
Bến Lức, Long An
Hôm nay
0396627***
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.