Một góc thị trấn Sơn Dương.
Cụ thể, Quy hoạch chung đô thị mới Sơn Nam, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương với tổng diện tích tự nhiên 2.025,6ha.
Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch gồm: phía Bắc giáp xã Tân Thanh, xã Thiện Kế huyện Sơn Dương; phía Nam giáp huyện Lập Thạch; phía Đông giáp xã Thiện Kế và xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương; phía Tây giáp xã Đại Phú, huyện Sơn Dương.
Tính chất, chức năng của đô thị là đô thị loại V trực thuộc tỉnh Tuyên Quang; là đô thị công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
Quy mô dân số, đến năm 2025 dân số khu vực nghiên cứu khoảng 10.500 người, trong đó dân số khu vực trung tâm đô thị khoảng 4.000 người
Năm 2030 dân số khu vực nghiên cứu khoảng 13.000 người, trong đó dân số khu vực trung tâm đô thị khoảng 5.000 người.
Năm 2040 dân số khu vực nghiên cứu khoảng 21.000 người, trong đó dân số khu vực trung tâm đô thị khoảng 10.000 người.
Đến năm 2030, đất xây dựng đô thị là 295,45ha, trong đó đất dân dụng 133,64ha; đất ngoài dân dụng: 161,81ha. Đất khác 1.730,15ha.
Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị 504,09ha, trong đó đất dân dụng 208,12ha; đất ngoài dân dụng 295,97ha. Đất khác 1.521,51ha.
Đô thị Sơn Nam sẽ phát triển theo mô hình “Trọng tâm theo tuyến”, phát triển trên nền tảng 2 hành lang động lực và 2 trọng tâm, cụ thể, 2 hành lang động lực, gồm: Hành lang động lực Đông Tây: Khai thác lợi thế kết nối của các trục giao thông chính (QL 2D, tuyến nối QL2D với tuyến tránh QL2C).
Hành lang động lực Bắc Nam khai thác trục giao thông tuyến tránh QL2C và QL2C kết nối Sơn Nam với thành phố Tuyên Quang về phía Bắc và với tỉnh Vĩnh Phúc về phía Nam.
Trên cơ sở 2 hành lang, hình thành và phát triển 2 trọng tâm gồm: trọng tâm khu đô thị hành chính, thương mại, công nghiệp, dịch vụ phức hợp - khu đô thị mới Sơn Nam. Trọng tâm đô thị công nghiệp, dịch vụ, du lịch.
Các khu chức năng chính gồm: Khu chỉnh trang, cải tạo; Khu bảo tồn, phát huy giá trị; Khu vực cấm xây dựng; Khu vực phát triển mới; Khu vực dự trữ phát triển.
Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế gồm: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Tổng quy mô phát triển các Cụm công nghiệp trên địa bàn đô thị Sơn Nam khoảng 125ha, trong đó: Cụm công nghiệp Sơn Nam quy mô 50ha (trên cơ sở điều chỉnh Khu công nghiệp Sơn Nam); Cụm công nghiệp Ninh Lai - Thiện Kế quy mô 75ha.
Về thương mại dịch vụ, phát triển du lịch dịch vụ với lợi thế về cảnh quan không gian tự nhiên; phát triển 2 khu vực du lịch gồm: Khu du lịch gắn với cảnh quan hồ Khoan Lư quy mô khoảng 20ha; Khu du lịch gắn với cảnh quan sông Phó Đáy quy mô khoảng 10ha. Hình thành 3 Trung tâm thương mại dịch vụ.
UBND tỉnh Tuyên Quang cũng phê duyệt đồ án Quy hoạch chung đô thị mới Hồng Lạc. Phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Hồng Lạc, huyện Sơn Dương, với tổng diện tích tự nhiên 976,22ha.
Ranh giới nghiên cứu lập quy hoạch gồm: phía Đông giáp xã Hào Phú, xã Chi Thiết; phía Tây giáp xã Vụ Quang (Đoan Hùng - Phú Thọ), Sông Lô và xã Vân Sơn, huyện Sơn Dương; phía Nam giáp xã Trường Sinh; phía Bắc giáp xã Vân Sơn, xã Văn Phú.
Đô thị mới Hồng Lạc là đô thị loại V; là một trong các đô thị vệ tinh của thị trấn Sơn Dương với chức năng kết nối các đô thị trong tỉnh và trong khu vực gắn kết phát triển đô thị và phát triển nông thôn.
Quy mô dân số năm 2025 dân số khu vực nghiên cứu khoảng 7.900 người, trong đó dân số khu vực trung tâm đô thị khoảng 4.600 người.
Năm 2030 dân số khu vực nghiên cứu khoảng 9.300 người, trong đó dân số khu vực trung tâm đô thị khoảng 5.300 người.
Năm 2040 dân số khu vực nghiên cứu khoảng 12.900 người, trong đó dân số khu vực trung tâm đô thị khoảng 7.200 người.
Về quy mô đất đat, đến năm 2030, đất xây dựng đô thị 223,19ha; Đất dân dụng 92,95ha; đất ngoài dân dụng 130,24ha. Đất khác 753,03ha. Đến năm 2040, đất xây dựng đô thị 347,55ha. Trong đó đất dân dụng 118,63ha; đất ngoài dân dụng 228,92ha. Đất khác 628,67ha.
Đô thị Hồng Lạc phát triển theo mô hình “3 trung tâm”, cụ thể: Trung tâm 1 là trung tâm hành chính; Trung tâm 2 là Trung tâm thương mại - dịch vụ tổng hợp; Trung tâm 3 là Trung tâm dịch vụ phía bắc.
Toàn bộ khu vực nghiên cứu được quy hoạch thành 3 phân khu chức năng: Phân khu I - Khu phát triển mới khu vực cửa ngõ phía Bắc của đô thị Hồng Lạc. Phân khu II: Khu vực tập trung các công trình hành chính, thương mại, dịch vụ, du lịch, tiểu thủ công nghiệp. Phân khu III: Khu vực tập trung các trục chính đô thị, chủ yếu phát triển về thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái và văn hóa thể thao.
Về định hướng phát triển hạ tầng kinh tế, phát triển tiểu thủ công nghiệp tổng quy mô phát triển khoảng 22,6ha; Thương mại, dịch vụ quy mô 23,12ha; Dịch vụ, du lịch với quy mô 35,23ha. Phát triển Trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch với tổng quy mô khoảng 70ha...
-
Gần 1.700 tỉ đồng đầu tư tuyến đường nối Thái Nguyên với Tuyên Quang
Đoạn đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang có chiều dài khoảng gần 29km sẽ được đầu tư với kinh phí gần 1.700 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2025.
-
Tuyên Quang cần gần 1.000ha đất để xây dựng nhà ở
Nhu cầu đất ở phát triển nhà ở giai đoạn 2022 – 2025 của Tuyên Quang là 529ha; giai đoạn 2026 – 2030 là 457ha.
-
Duyệt đầu tư tuyến đường gần 1.000 tỷ đồng nối trung tâm TP. Tuyên Quang đến khu vực đặc biệt
Dự án sẽ xây dựng mới một tuyến đường dài khoảng 7,6km, vận tốc thiết kế 50km/h, gồm tuyến chính và tuyến nhánh nhằm phát triển hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ phục vụ nhu cầu giao thông và phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang....
-
Quy hoạch khu đô thị gần 4.000 dân tại TP Tuyên Quang
UBND tỉnh Tuyên Quang vừa phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết Khu đô thị mới Ỷ La, thành phố Tuyên Quang với tổng diện tích lập quy hoạch 25,69ha, quy mô dân số khoảng 3.960 người.
-
Cần 361.000 tỷ phát triển Tuyên Quang theo quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tuyên Quang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, nhu cầu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội theo kịch bản tăng trưởng 9,5% trong thời kỳ quy hoạch 2021...