Theo đó, từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 để được cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị phải phù hợp với quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (hiện nay thì không cần đáp ứng điều kiện này).
Quy định trên được đánh giá là siết chặt điều kiện cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị.
Khi đó, điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị gồm:
- Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt và quy chế quản lý kiến trúc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
- Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh.
- Thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định tại khoản 7 Điều 79 của Luật Xây dựng năm 2014.
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 95, Điều 96 và Điều 97 của Luật Xây dựng năm 2014.
-
Các trường hợp chủ đầu tư phải mua bảo hiểm bắt buộc công trình khi xây dựng
Đây là nội dung đáng chú ý được đề cập tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng....
-
Cách phân biệt nhà ở tại Việt Nam
Phân loại nhà là điều kiện bắt buộc trong quá trình tiến hành thi công xây dựng để dễ dàng định giá và tính thuế cho từng loại nhà. Vậy nhà được phân loại như thế nào? Làm sao để phân biệt? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây....
-
Xin giấy phép xây dựng, cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Xin hỏi, xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở thì cần chuẩn bị giấy tờ gì? Hồ sơ thủ tục xin giấy phép xây dựng ra sao?