Ảnh minh họa
Cụ thể, điều 23 quy định 5 địa điểm không được đăng ký thường trú mới, gồm:
Thứ nhất, chỗ nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, giao thông, thuỷ lợi, đê điều,..
Thứ hai, chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn chiếm trái phép hoặc xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện.
Thứ ba, chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, sử dụng nhưng chưa được giải quyết
Thứ tư, chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật vào bảo vệ môi trường.
Thứ năm, chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Ngoài ra, việc tạm trú tại các địa điểm nói trên cũng cũng bị cấm.
Luật Cư trú 2020 cũng quy định công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
Theo Luật Cư trú cũ sửa đổi năm 2013, người dân đăng ký thường trú tại các thành phố trực thuộc trung ương ngoài việc có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 1 năm trở lên; trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ 2 năm trở lên.
-
Thay đổi điều kiện được nhập khẩu vào TP.HCM từ 01/7/2021 với người ở trọ
CafeLand - Đây là nội dung mới đáng chú ý được quy định tại Luật Cư trú năm 2020, bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2021.