Sáng 6/6, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị cho ý kiến về tình hình, tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm. Ảnh: TTXVN
Kết luận cuộc họp, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, tiếp tục thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, đồng thời thực hiện hợp nhất, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã với những địa phương chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo, đầy đủ các điều kiện cần thiết, đã hoàn thiện phương án nhân sự cấp tỉnh, cấp xã, sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện để tổ chức bộ máy đi vào hoạt động ngay, đảm bảo thông suốt.
Giao cho ban thường vụ các tỉnh ủy, thành ủy, nhất là người đứng đầu, chủ động xem xét, quyết định thời điểm hoàn thành sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, đưa các tổ chức, đơn vị, cơ quan cấp tỉnh, cấp xã mới vào hoạt động, có thể thực hiện ngay từ 1/7/2025 theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Bộ Chính trị thống nhất chủ trương giao cho ban thường vụ các tỉnh, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý tổng biên chế năm 2025 đã được giao; thực hiện tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo đúng chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
Chủ động quyết định việc điều chuyển số chỉ tiêu biên chế giữa các khối chính quyền, khối Đảng, đoàn thể ở các địa phương trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy đơn vị hành chính các cấp, thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp theo đúng chủ trương, đảm bảo không thay đổi tổng biên chế và cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức được giao;
Kịp thời báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương tổng số biên chế điều chuyển để tổng hợp, theo dõi; giải quyết dứt điểm chế độ chính sách cho cán bộ nghỉ; khuyến khích cán bộ còn tuổi làm việc.
Tổng Bí thư yêu cầu Đảng ủy Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương ban hành các nghị định về phân định thẩm quyền và hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, cấp xã và các văn bản khác có liên quan theo đúng chủ trương, kết luận Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Trước mắt giữ nguyên số lượng tổ chức và số lượng cấp phó của các cơ quan, các tổ chức. Trong đó, thống nhất tổ chức cơ quan chuyên môn cấp xã không sáp nhập, hợp nhất, đảm bảo thực hiện đúng theo Đề án đã được thông qua tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 11 khóa XIII đồng bộ với quy định về tổ chức bộ máy cơ quan tham mưu, giúp việc cấp ủy xã, phường, đặc khu theo quy định của Đảng, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền cấp xã mới.
Nghiên cứu lộ trình kéo dài việc sử dụng người không chuyên trách phù hợp với thời điểm, sắp xếp lại thôn, tổ chức dân phố trước ngày 31/5/2026.
-
Điều kiện về nhà ở để được mua nhà ở xã hội khi sáp nhập tỉnh thành
Với việc sáp nhập một số tỉnh thành, nhiều người dân quan tâm về điều kiện nhà ở để được mua nhà ở xã hội. Bởi việc thay đổi địa giới hành chính có thể ảnh hưởng đến quyền lợi và phạm vi xét duyệt hồ sơ mua, thuê mua nhà ở xã hội của người dân tại các địa phương.
-
Bộ Chính trị yêu cầu hoàn tất sáp nhập tỉnh trước 15/8, nghiêm cấm can thiệp khi sắp xếp nhân sự
Bộ Chính trị yêu cầu đưa vào hoạt động cấp xã mới từ ngày 1/7, phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/7. Việc sáp nhập tỉnh, thành, theo Bộ Chính trị, cần phấn đấu hoàn thành trước ngày 15/8.
-
Cử tri lo giá vàng biến động, kiến nghị hỗ trợ cán bộ phải chuyển nơi ở sau sáp nhập tỉnh
Cử tri đề nghị có chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức phải thay đổi nơi ở để đến làm việc tại trụ sở mới sau sắp xếp các đơn vị hành chính.
-
Thủ tướng yêu cầu cử cán bộ về cơ sở tháo gỡ vướng mắc về đất đai, cấp sổ đỏ
Thủ tướng yêu cầu các Bộ khẩn trương phối hợp cử cán bộ xuống cơ sở nắm tình hình, đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, xử lý các vấn đề phát sinh, đặc biệt là các thủ tục hành chính liên quan đến địa chính, giải phóng mặt bằng, xác định chủ quyền đất...
-
TP Huế có 138 cơ sở nhà đất dôi dư sau khi sắp xếp cấp xã
TP Huế tái bố trí cho chính quyền cấp xã (mới) 153 cơ sở nhà đất, còn lại 138 cơ sở thuộc diện dôi dư.
-
Phường rộng nhất Hà Nội sau sáp nhập có tới 4 cầu vượt sông, dân số ngang ngửa với quốc đảo phát triển bậc nhất châu Á
Từ ngày 1/7, Hà Nội chính thức vận hành bộ máy mới với 126 đơn vị hành chính cấp xã, phường sau sáp nhập. Trong số đó, phường Hồng Hà nổi bật không chỉ vì diện tích lớn nhất Thủ đô, mà còn bởi vị trí chiến lược, lịch sử lâu đời và mật độ dân cư “ngan...