Tái thiết hành chính từ đô thị sân bay
Thành phố Biên Hòa – trung tâm hành chính và công nghiệp lớn nhất tỉnh – sẽ có nhiều thay đổi sâu rộng. Một loạt phường lâu đời như Bửu Long, Quang Vinh, Trung Dũng, Thống Nhất, Hiệp Hòa sẽ sáp nhập thành phường Trấn Biên. Các phường như Tân Hạnh, Tân Vạn, Hóa An, Bửu Hòa sẽ hợp nhất thành phường Biên Hòa. Những tên gọi quen thuộc khác như Tân Hiệp, Tân Mai, Tam Hiệp, Bình Đa cũng sẽ gộp lại thành phường Tam Hiệp.
Các phường như Thanh Bình, Tam Hòa, Tân Tiến, Quyết Thắng, Hòa Bình, sau khi sáp nhập sẽ vào các đơn vị mới.
TP. Long Khánh cũng sẽ gộp phường Xuân Trung và Xuân Thanh vào phường Xuân An, giảm số lượng phường xã từ 13 xuống còn 5.
Huyện Tân Phú sẽ sáp nhập xã Phú Trung vào Phú Sơn, còn xã Núi Tượng được chia tách và sáp nhập vào Phú Lập và Nam Cát Tiên.
Huyện Vĩnh Cửu: xã Hiếu Liêm nhập vào Trị An, Bình Hòa vào Tân Bình.
Huyện Trảng Bom: xã Hố Nai 3 sẽ nhập với phường Tân Hòa (Biên Hòa), hình thành phường Hố Nai. Các xã như Bình Minh, Bàu Hàm, Hưng Thịnh, An Viễn sẽ được sáp nhập lại, giúp huyện giảm từ 17 đơn vị xuống còn 5.
Huyện Long Thành sẽ còn lại 5 đơn vị hành chính sau sáp nhập, gồm: Long Thành, Bình An, Long Phước, Phước Thái, An Phước. Đây là những khu vực chiến lược nằm liền kề sân bay quốc tế Long Thành.
Huyện Nhơn Trạch – nơi tập trung nhiều khu đô thị mới – sẽ gộp lại thành 3 đơn vị hành chính lớn: Nhơn Trạch, Đại Phước, Phước An.
Huyện Xuân Lộc: từ 15 xã, thị trấn, sau sáp nhập còn 6 đơn vị: Xuân Lộc, Xuân Định, Xuân Phú, Xuân Thành, Xuân Bắc, Gia Ray.
Huyện Thống Nhất: sẽ còn 3 xã là Thống Nhất, Dầu Giây, Gia Kiệm.
Huyện Cẩm Mỹ: giảm từ 13 còn 5 đơn vị: Cẩm Mỹ, Sông Ray, Xuân Quế, Xuân Đông, Thừa Đức.
Huyện Định Quán: sẽ còn 5 đơn vị gồm La Ngà, Định Quán, Thanh Sơn, Phú Vinh, Phú Hòa.
Sự thay đổi này còn gắn liền với kế hoạch chuyển KCN Biên Hòa 1 thành trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh Đồng Nai, mở ra diện mạo mới cho quản lý và quy hoạch đô thị.
UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo lấy ý kiến cử tri và tổ chức họp HĐND các cấp trước ngày 1/5/2025.
-
Chuyển 100% biên chế cấp huyện về cấp xã mới sau sáp nhập
Chuyển 100% biên chế cấp huyện hiện có để biên chế cấp xã khi sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay được bố trí làm nòng cốt tại các đơn vị cấp xã mới.
-
Chốt phương án cầu nối Đồng Nai và Bình Phước với vốn 11.000 tỷ và 5 km cầu cạn
Ngày 2/4/2025, UBND tỉnh Đồng Nai đã gửi văn bản kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chấp thuận phương án đầu tư xây dựng cầu Mã Đà và tuyến đường kết nối với tỉnh Bình Phước, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực.
-
Các xã phường nào tại Đồng Nai sẽ bị sáp nhập?
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2025, theo đó 170 đơn vị hành chính cấp xã giảm xuống còn 159.








-
Sắp xếp đơn vị hành chính: Đồng Nai dự kiến còn 55 phường, xã
UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành công văn về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri và tổ chức kỳ họp HĐND các cấp về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính. Dự kiến tỉnh Đồng Nai sắp xếp còn 55 phường, xã....
-
Những ưu điểm khi sáp nhập Đồng Nai và Bình Phước
Hai mảnh ghép chiến lược ở phía Đông Nam Bộ – Đồng Nai và Bình Phước – nếu được sáp nhập, sẽ tạo nên một vùng đô thị – công nghiệp – logistics liên hoàn, vừa mở rộng không gian phát triển cho TP.HCM, vừa kích hoạt tiềm lực chưa được khai phá. Vậy cụ ...
-
Bảo đảm cung cấp kịp thời, đầy đủ vật liệu xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 3475/VPCP-CN truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về triển khai dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 và các tuyến giao thông kết nối (Dự án)....