Phạm vi ranh giới quy hoạch Vùng này bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính của Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh gồm Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh.
Mục tiêu quy hoạch đến năm 2030, Đông Nam Bộ trở thành vùng văn minh, hiện đại, có công nghiệp phát triển, vượt qua ngưỡng thu nhập cao, đời sống vật chất, tinh thần của người dân dẫn đầu cả nước.
Thủ tướng phê duyệt quy hoạch vùng Đông Nam Bộ, TP.HCM là hạt nhân.
Đây cũng là vùng động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước, phát triển năng động, tốc độ tăng trưởng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực.
Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ của cả nước; trung tâm tài chính quốc tế, nơi tập trung của các định chế tài chính quốc tế, các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới; có vị thế nổi trội trong khu vực Đông Nam Á và phát triển ngang tầm các thành phố lớn trong khu vực châu Á.
GRDP bình quân đạt 8 - 9%/năm
Về phát triển kết cấu hạ tầng, quy hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2030, hoàn thành cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng khung kết nối vùng Đông Nam Bộ và liên vùng.
Trong đó bao gồm hoàn thành khoảng 850km đường bộ cao tốc, các tuyến đường sắt kết nối vùng, đường sắt đô thị, các cảng biển cửa ngõ có chức năng trung chuyến quốc tế, các cảng hàng không, đường thủy nội địa.
Phát triển hạ tầng năng lượng, công nghệ thông tin, đô thị lớn, hạ tầng thủy lợi, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đối khí hậu.
Về kinh tế, phấn đấu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt 8 - 9%/năm, trong đó TP.HCM tăng trưởng 8,5 - 9%/năm. GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 380 - 420 triệu đồng.
TP.HCM là hạt nhânQuy hoạch lần này xác định tầm nhìn đến năm 2050, Đông Nam Bộ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao; có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại. Nơi đây cũng được xây dựng thành trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm hàng đầu của khu vực và thế giới. Trong đó, TP.HCM là hạt nhân, cực tăng trưởng của vùng; trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á, là điểm đến hấp dẫn toàn cầu... |
-
Thêm 126km cao tốc ở Đông Nam Bộ sắp được khởi công
Bộ trường Bộ Giao thông vận tải cho biểt tại khu vực Đông Nam Bộ hiện đã đưa vào khai thác 103 km, đang thi công 178 km và chuẩn bị khởi công 126 km; phấn đấu đến 2025 sẽ có trên 400 km đường cao tốc đưa vào khai thác.
-
Từ 1/1/2025, 80 phường ở TP.HCM sáp nhập còn 41
Từ 1/1/2025, 41 phường mới tại TP.HCM sẽ đi vào hoạt động sau khi sáp nhập từ 80 phường.
-
Giải cứu đoạn Vành đai 2 “đắp chiếu” nhiều năm ở TP. Thủ Đức
Đoạn Vành đai 2 ở TP. Thủ Đức dài 2,7km từ đường Phạm Văn Đồng đến nút giao thông Gò Dưa đã ngừng thi công từ năm 2020. Mặc dù đã đạt hơn 40% khối lượng công trình nhưng vì nhiều vướng mắc nên đến nay hạ tầng quan trọng này vẫn chưa được tái khởi côn...
-
Người dân TPHCM chỉ trả chưa được nửa giá trị khi mua nhà
Giá trị dự kiến của nhà ở riêng lẻ mà người dân TPHCM dự định mua trung bình là 2,76 tỷ đồng. Tuy nhiên, khả năng chi trả hiện có chỉ đạt khoảng 49% giá trị tài sản.