Dự kiến sáng 29-7, Bộ Xây dựng sẽ công bố quy hoạch này và từ đầu tháng 8 người dân sẽ được xem quy hoạch Hà Nội tại Cung Quy hoạch quốc gia đặt tại Mỹ Đình (Từ Liêm, Hà Nội).
Theo đó, trung tâm hành chính - chính trị quốc gia vẫn đặt tại Ba
Đình. Tuy nhiên, một số bộ, ngành sẽ chuyển trụ sở đến khu Mỹ Đình và
khu Tây Hồ Tây. Không quy hoạch các cơ quan Chính phủ tại Ba Vì… Cũng
theo quy hoạch, Hà Nội có đô thị trung tâm từ vành đai IV trở vào là
trung tâm chính trị, văn hóa, dịch vụ, y tế, giáo dục chất lượng cao của
cả nước.
Cùng với đó, hình thành năm đô thị vệ tinh là Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên-Phú Minh và Sóc Sơn và các đô thị sinh thái.
Đặc biệt, Hà Nội có khu vực hành lang xanh nằm giữa khu trung tâm và các đô thị vệ tinh.
Thủ tướng Chính phủ cũng vừa phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế-xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. Theo đó, Ninh Thuận ưu tiên
tập trung sáu lĩnh vực: năng lượng, du lịch, nông lâm, thủy sản, sản
xuất, chế biến và hai nhóm ngành phụ trợ: giáo dục-đào tạo, xây dựng và
kinh doanh bất động sản.
Ninh Thuận cũng sẽ là trung tâm năng lượng sạch của cả nước mà trọng tâm là phát triển hai nhà máy điện hạt nhân, năng lượng tái tạo để đến năm 2020 giải quyết 5%-8% nhu cầu năng lượng quốc gia.