Phiên đối thoại sẽ có nội dung phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính và phần hỏi đáp với các bộ, ngành, địa phương.
Hoạt động nhằm tạo cơ hội cho các địa phương, doanh nghiệp được trao đổi sâu rộng, thực chất với Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương về thực trạng, giải pháp trong việc áp dụng mô hình chuyển đổi công nghiệp tại Thành phố cũng như vấn đề chiến lược quốc gia, đồng thời kiến nghị với Chính phủ những mô hình, giải pháp, chính sách ở tầm vĩ mô.
TP.HCM vẫn đang phải đối mặt với những thách thức
Phát biểu đề dẫn phiên đối thoại, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan cho biết, sự phát triển của công nghệ đang tạo ra nhiều cơ hội cho các quốc gia, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam.
Việc phát triển kinh tế số được coi là giải pháp rút ngắn khoảng cách phát triển, tạo đà cho sự bứt phá đi lên của TP.HCM.
Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 cũng tạo ra nhiều thách thức, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nguồn lực phải lớn, nhân lực phải dồi dào, chính sách pháp luật phải hoàn thiện; hợp tác quốc tế phải sâu rộng hơn nữa; sự chủ động của địa phương là rất cần thiết, nhưng những quyết sách của Trung ương là quan trọng quyết định thành công của quá trình chuyển đổi.
Toàn cảnh phiên đối thoại chính sách tại Diễn đàn Kinh tế TP.HCM 2024 -
Trong 5 năm gần đây, kinh tế Thành phố tiếp tục phát triển ổn định, giữ vai trò là trung tâm nhiều mặt của khu vực và cả nước; là trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng và cả nước. Hàng năm, Thành phố đóng góp 20% GRDP, 25% nguồn thu ngân sách và của cả nước.
Trong sự phát triển kinh tế của Thành phố, ngành công nghiệp có vị trí quan trọng và chiếm tỷ trọng đóng góp cao.
Theo đó, giai đoạn từ 2016 đến nay, ngành công nghiệp đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc dựa trên 4 ngành công nghiệp trọng yếu: cơ khí; điện tử - công nghệ thông tin; hóa dược - cao su nhựa; và chế biến lương thực - thực phẩm.
Đây là những ngành có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, tạo tác động lan tỏa tích cực đến các ngành kinh tế khác.
Tuy nhiên, TP.HCM vẫn đang phải đối mặt với những thách thức như còn phụ thuộc vào gia công lắp ráp với giá trị gia tăng thấp, sử dụng công nghệ cũ, phụ thuộc nhiều vào lao động và tài nguyên. Bên cạnh đó, phân bố khu chế xuất, khu công nghiệp không còn phù hợp, một số khu công nghiệp hiện nay nằm trong vùng lõi của Thành phố.
Ông Hoan cho biết, việc chuyển đổi ngành công nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao là hết sức cấp bách và cần thiết.
Công nghiệp TP.HCM phải phát triển theo hướng công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp chíp điện tử, vi mạch, bán dẫn; công nghiệp hỗ trợ; công nghiệp xanh gắn chuyển đổi số; phát triển hệ thống các dịch vụ hỗ trợ sản xuất công nghiệp như logistics, dịch vụ số (gồm thông tin và truyền thông), dịch vụ tài chính…
Đặc biệt là phải hình thành các ngành công nghiệp mới như công nghiệp năng lượng mới, công nghiệp dược, công nghiệp văn hóa, điện ảnh,…
Chuyển đổi công nghiệp Thành phố gắn kết chặt chẽ với các tỉnh/thành trong vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.
TP sẽ khai thác tiềm năng và lợi thế về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, cùng nguồn nhân lực chất lượng cao để nâng cao năng suất và hiệu quả của các ngành công nghiệp.
Ông Văn Hoan cũng đề cập sự đồng hành của chính phủ, các bộ ngành trung ương và địa phương để tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng chính sách ưu đãi, cải thiện môi trường đầu tư, và thúc đẩy hợp tác quốc tế nhằm phát triển ngành công nghiệp TP.HCM theo hướng hiện đại hóa.
-
TP.HCM chọn chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, cùng với các giải pháp cho phát triển bền vững, TP.HCM chọn chuyển đổi xanh toàn diện là nhiệm vụ trọng tâm, chuyển đổi công nghiệp là động lực, chuyển đổi số là nhiệm vụ đột phá và hợp tác phát triển là nhiệm vụ quan trọng và tất yếu.
-
Vì sao tất cả kiểm toán viên ký báo cáo tài chính 2023 của Quốc Cường Gia Lai bị đình chỉ?
Do thực hiện không đầy đủ thủ tục và chưa thu thập đủ thông tin trước khi đưa ra ý kiến, các kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán tài chính năm 2023 cho Quốc Cường Gia Lai sẽ bị đình chỉ.
-
Đề xuất gần 20.000 tỷ xây cầu trên cao, xóa “nút thắt” lớn nhất cửa ngõ TP.HCM – Bình Dương
Đoạn quốc lộ 13 qua địa bàn Thủ Đức là một trong những tuyến giao thông lớn nhất nối khu vực cửa ngõ TP.HCM với Bình Dương nhưng thường xuyên ùn tắc. Tuyến đường này được đề xuất mở rộng với tổng vốn đầu tư gần 20.000 tỷ đồng....
-
Sắp khởi công cầu vượt cao tốc 1.000 tỷ đồng qua Quốc lộ 51
Dự kiến cuối tháng 12, cầu vượt tại nút giao giữa cao tốc Bến Lức – Long Thành và Quốc lộ 51 sẽ được Ban Quản lý dự án đường cao tốc phía Nam khởi công, nhằm nâng cấp nút giao hiện tại thành cầu vượt, tạo kết nối trực tiếp giữa cao tốc Bến Lức – Long...