Thị trường BĐS phát triển bền vững, là động lực của nền kinh tế thị trường... Tuy nhiên, đến nay, Bộ Xây dựng vẫn còn lúng túng trong phát triển thi trường này.

Thời gian tới, Bộ xây dựng tập trung hoàn thiện các định chế thị trường và hành động quyết liệt hơn để phát triển thị trường này. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với Bộ Xây dựng trong năm 2012.


Nói về thị trường BĐS, Thủ tướng cho rằng, một trong những vướng mắc không nhỏ, đó chính là xây dựng, phát triển thị trường BĐS, phát huy vai trò, thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhận xét, nhiệm vụ này giao cho Bộ Xây dựng thời gian qua nhưng cơ quan này vẫn còn lúc túng về quan điểm, mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường này sao cho phù hợp, đồng bộ, gắn với phát triển các thị trường khác.


Liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, nhà ở cho người nghèo, Thủ tướng cho rằng, tuy có kết quả khả quan, bước đầu đưa ra được 8 nhóm đối tượng ưu tiên hỗ trợ nhà ở nhưng vẫn phải khẳng định, nhà ở cho sinh viên; nhà ở cho công nhân các khu công nghiệp; nhà ở cho cán bộ công nhân viên chức; lực lượng vũ trang...


"Trên tinh thần ủng hộ đối đa nhà ở xã hội, nhà ở cho đối tượng khó khăn, Nhà nước có hỗ trợ, có phần đóng góp với doanh nghiệp và người được ở bằng nguồn lực đất đai. Vì thế, phải cụ thể hóa và đưa thành chỉ tiêu hàng năm trong phát triển nhà ở xã hội" - Thủ tướng nói.

Năm vừa qua, ngành xây dựng đã có nhiều bước tiến nền tảng cho vấn đề phát triển nhà ở xã hội, xây dựng nhà ở cho đồng bào nghèo nông thôn, vùng sâu xa, khó khăn. Đã có 160.000 căn nhà được hoàn thiện cho người nghèo, đưa chương trình hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo cả nước đạt tổng số 470.000 căn. Với tốc độ này, có khả năng chương trình sẽ đạt mốc nửa triệu căn trước năm 2012.


Bên cạnh đó, Thủ tướng tỏ ra chưa hài lòng với chất lượng quy hoạch và chất lượng công trình xây dựng còn yếu kém.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận, mặc dù 93% địa phương đã hoàn thiện quy hoạch nhưng chất lượng quy hoạch cũng là vấn đề rất đáng bàn. Thực tế, quy hoạch đô thị thì ngoài hạ tầng, giao thông cấp thoát nước, công viên cây xanh thì vẫn rất thiếu đất dành cho phát triển bệnh viện, giáo dục, chưa nói đến đất dành cho thể dục, thể thao và các hoạt động giải trí khác. Số lượng quy hoạch 1/2000 của nhiều thành phố, đô thị chưa đáng kể. Chúng ta cũng chưa có cơ chế quản lý theo quy hoạch, chủ yếu do chủ đầu tư tự động đề xuất, phê duyệt cao thấp tùy tiện, do doanh nghiệp tự làm. Từ đây nảy sinh cơ chế xin cho, tiêu cực.


Bên cạnh đó, chất lượng, an toàn của công trình xây dựng cũng là vấn đề nổi cộm của cả xã hội. Công trình chất lượng thấp nhưng giá thành xây dựng công trình của ta lại cao quá, nhất là đầu tư công. Bằng chứng là câu chuyện Thủ tướng đi thăm Myanmar mới đây, có bàn với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải về ý tưởng xây dựng cây cầu nối ngang sông qua 3 nước là Myanmar, Lào và Việt Nam.


Khi được hỏi cách làm thế nào, lãnh đạo ngành giao thông thẳng thắn trả lời Thủ tướng: "Thôi để các nước bạn làm, giá thành rẻ hơn. Đừng để doanh nghiệp mình làm", Thủ tướng chia sẻ.

Theo Nguyễn Nga (VEF)
  • Facebook
  • Chia sẻ
  •   Lưu tin
  •   Báo cáo

    Báo cáo vi phạm
     
 
Mọi ý kiến đóng góp cũng như thắc mắc liên quan đến thị trường bất động sản xin gửi về địa chỉ email: [email protected]; Đường dây nóng: 0942.825.711.