Ngày 16/5/2022, UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định số 1664/QĐ-UBND về việc phê duyệt đồ án Quy hoạch xây dựng vùng huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2045.
Theo đó, ranh giới lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Như Thanh với 14 đơn vị hành chính (01 thị trấn và 13 xã).
Ranh giới lập quy hoạch cụ thể có phía Bắc giáp huyện Triệu Sơn; phía Nam giáp thị xã Nghi Sơn và huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An; phía Đông giáp huyện Nông Cống; phía Tây giáp huyện Như Xuân và huyện Thường Xuân.
Về quy mô đất đai, đất xây dựng hiện trạng năm 2020 là 5.006,7 ha (chỉ tiêu trung bình khoảng 524 m2/người). Dự báo tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2030 khoảng 6.370 ha - 6.640 ha và tổng diện tích đất xây dựng đến năm 2045 khoảng 7.620 ha - 8.150 ha.
Tính chất, chức năng của quy hoạch xác định đây là huyện thuộc vùng sinh thái rừng đầu nguồn phía Tây Nam của tỉnh, có vai trò giữ gìn và bảo tồn hệ sinh thái rừng và nguồn cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt của khu vực Đông Nam tỉnh Thanh Hóa.
Đồng thời, đây là vùng trọng điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cấp Quốc gia; kết nối du lịch sinh thái Rừng với du lịch Biển của tỉnh Thanh Hóa.
Huyện Như Thanh còn là cửa ngõ giao thương của vùng đồng bằng với vùng miền núi phía Tây Nam; phát triển tổng hợp nông, lâm nghiệp theo hướng tập trung, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển công nghiệp – xây dựng gắn với phát triển đô thị trong vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ, có vai trò hỗ trợ phát triển KKT Nghi Sơn.
Đồ án quy hoạch cũng đã xác định 3 phân vùng để kiểm soát quản lý phát triển.
Trong đó, vùng 1 (vùng phía Bắc) bao gồm các xã Cán Khê, Xuân Du, Phượng Nghi, Mậu Lâm; trong đó, lấy Xuân Du là trung tâm vùng. Định hướng là vùng phát triển nông, lâm nghiệp chủ yếu theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, chăn nuôi gia súc, gia cầm, con nuôi đặc sản; phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
Vùng 2 (vùng trung tâm) bao gồm Thị trấn Bến Sung, các xã Hải Long, Xuân Thái, Phú Nhuận, Yên Thọ, Xuân Khang, Xuân Phúc; trong đó, lấy thị trấn Bến Sung là trung tâm vùng. Định hướng là vùng phát triển đô thị, du lịch, dịch vụ thương mại; tiểu thủ công nghiệp và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Vùng 3 (vùng phía Nam) bao gồm các xã: Yên Lạc, Thanh Tân, Thanh Kỳ; trong đó lấy Thanh Tân làm trung tâm. Định hướng là vùng phát triển công nghiệp phụ trợ cho Khu kinh tế Nghi Sơn; các ngành công nghiệp có chọn lọc đảm bảo môi trường bền vững bên cạnh các khu dân cư, các loại hình công nghiệp.
Định hướng phát triển không gian du lịch huyện Như Thanh như thế nào?
Theo đồ án quy hoạch xây dựng vừa được phê duyệt, huyện Như Thanh sẽ có du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng gắn với vui chơi giải trí cao cấp, chăm sóc sức khoẻ tại Bến En, Hồ Yên Mỹ, Hồ Khe Lau, hồ Đồng Bể...
Cùng với đó là du lịch di sản văn hóa, tâm linh: Lò cao kháng chiến Hải Vân; Đền Phủ Na, Phủ Sung, Đền Khe Rồng, Đền Bạch Y Công chúa; di tích nơi thành lập chi bộ Đảng đầu tiên của huyện (khu phố 2, thị trấn Bến Sung)…
Bên cạnh đó là du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp: Du lịch cộng đồng tại các xã Xuân Phúc (làng Rọoc Răm), Xuân Thái (làng Lúng, hang Lèn Pót), Xuân Khang (Hang Ngọc), Thanh Tân (thác Bò Lăn), Cán Khê (Thôn 3); Xã Mậu Lâm (Mỏ nước thôn Đồng Bớp) kết hợp một số lễ hội truyền thống của các dân tộc Thái và Mường.
Ngoài ra, địa phương này còn hình thành các tuyến du lịch gồm: Tuyến nội huyện; tuyến liên huyện; tuyến liên tỉnh; tuyến Quốc tế; tuyến du lịch gắn với các sản phẩm/loại hình du lịch đặc trưng của huyện.
Hình thành các tuyến kết nối các trọng điểm du lịch Quốc gia với Bến En và huyện Như Thanh thông qua các trọng điểm du lịch của tỉnh Thanh Hóa, Cảng hàng không Quốc tế Thọ Xuân và Cảng biển Nghi Sơn.
-
Công ty WAHACO Việt Nam đề xuất tài trợ quy hoạch một số khu dân cư tại Thanh Hóa
Ngày 16/5/2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - Mai Xuân Liêm có ý kiến chỉ đạo đối với đề xuất của Công ty CP đầu tư công nghệ và xây dựng WAHACO Việt Nam về việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 một số khu dân cư mới tại huyện Quảng Xương.
-
Thanh Hoá đặt mục tiêu giải phóng mặt bằng 686 dự án trong năm 2025
Theo kế hoạch, trong năm 2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng (GPMB) cho 686 dự án, trên địa bàn 26 huyện, thị xã, thành phố với tổng diện tích cần giải phóng là 2.590,7ha.
-
16 khu đất tại Thanh Hoá sẽ được đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất năm 2025
UBND tỉnh Thanh Hoá vừa ban hành Nghị quyết về việc quyết định danh mục các khu đất thực hiện đấu thầu dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.
-
Vì sao Thanh Hóa đề xuất chấm dứt hợp đồng BOT dự án đường ven biển hơn 3.370 tỷ đồng?
Dự án đầu tư tuyến đường bộ ven biển đoạn Hoằng Hóa - Sầm Sơn và đoạn Quảng Xương - Tĩnh Gia có tổng vốn đầu tư hơn 3.370 tỷ do Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng Miền Trung - Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Hoàng Thành là nhà đầu tư, theo hình t...