Từ ngày 1/7/2013, Thông tư số 228/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đầu tư BĐS sẽ có hiệu lực thi hành. Theo Thông tư này, quỹ đầu tư BĐS được tổ chức và hoạt động dưới hình thức quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. Thông tư cũng quy định việc huy động vốn, thành lập, quản lý và giám sát hoạt động đầu tư của quỹ đầu tư BĐS.
Khi thành lập, tên của quỹ đầu tư BĐS phải phù hợp với các quy định pháp luật về DN, được viết bằng tiếng Việt (có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, phát âm được) và có ít nhất hai thành tố là cụm từ “quỹ đầu tư bất động sản” và tên riêng.
Danh mục đầu tư của quỹ phải phù hợp với mục tiêu và chính sách đầu tư (đã được quy định tại điều lệ quỹ và công bố tại bản cáo bạch), gồm các loại tài sản: gửi tiền tại các NHTM theo quy định của pháp luật ngân hàng; công cụ thị trường tiền tệ bao gồm giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng theo quy định trong lĩnh vực ngân hàng; trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương; cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu đăng ký giao dịch, trái phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam…
Tài sản của quỹ thuộc sở hữu của nhà đầu tư tham gia, nắm giữ chứng chỉ quỹ theo tỷ lệ vốn góp. Công ty quản lý quỹ chỉ được sử dụng tài sản của quỹ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính của quỹ, không được sử dụng tài sản này để thanh toán hoặc bảo lãnh cho các nghĩa vụ nợ, nghĩa vụ thanh toán của công ty hoặc tổ chức, cá nhân khác dưới mọi hình thức và trong mọi trường hợp…
Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam không được tham gia góp vốn lập quỹ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư BĐS. Việc tham gia góp vốn lập quỹ, mua chứng chỉ quỹ đầu tư BĐS của các TCTD, DN bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán, công ty TNHH Nhà nước một thành viên, thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành có liên quan.
Theo Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, quỹ đầu tư BĐS trên thế giới và các nước có thị trường BĐS phát triển đã có mặt từ rất lâu và phát triển mạnh mẽ. Quỹ chủ yếu đầu tư, phát triển và quản lý thu nhập từ BĐS văn phòng, trung tâm thương mại, khách sạn, căn hộ, đầu tư vào cổ phiếu công ty BĐS, cho vay tài chính, thuê mua BĐS... Các quỹ này thường được quản lý bởi các quỹ đầu tư và có sự tham gia của công ty quản lý BĐS chuyên nghiệp.
Đầu tư vào quỹ đầu tư BĐS được xem là đầu tư vào một cổ phiếu BĐS. Nhà đầu tư thay vì phải đầu tư trực tiếp vào các dự án BĐS hay đầu tư vào cổ phiếu của các công ty BĐS thì có thể mua chứng chỉ quỹ phát hành. Việc đầu tư vào quỹ BĐS mang lại nhiều lợi ích như giúp các nhà đầu tư có nguồn tài chính hạn hẹp vẫn có thể tham gia đầu tư vào các dự án quy mô lớn. Hạn chế những rủi ro tiềm tàng nếu nhà đầu tư trực tiếp tham gia đầu tư dự án, ví dụ như các vấn đề thủ tục pháp lý…
Tại thị trường Việt Nam, sự ra đời của quỹ đầu tư BĐS sẽ giúp tăng nguồn vốn, tăng tính thanh khoản cho thị trường BĐS. Tăng tính cạnh tranh của DN kinh doanh trong lĩnh vực BĐS, bởi theo quy định của quỹ đầu tư BĐS thì BĐS phải là nhà, công trình xây dựng đã hoàn thành, hoặc đang trong quá trình xây dựng đúng tiến độ và đã có khách hàng tiềm năng...
-
Bất động sản chờ đợi Luật thuế TNDN sửa đổi
Ngoài các chính sách tài chính, tiền tệ đang được áp dụng, doanh nghiệp bất động sản (BĐS) trông đợi sự trợ giúp nữa từ phía Nhà nước thông qua sửa đổi, bổ sung Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN). <br/br>
-
Ai “chết” khi bất động sản “rơi tự do”?
CafeLand - Trong khi các chính sách của Chính phủ đang tập trung dồn lực để hỗ trợ thị trường thì mới đây Tiến sĩ Alan Phan đã phát biểu trên báo chí rằng “nên để thị trường bất động sản rơi tự do”. Ý kiến này của ông đã vấp phải sự phản đối của nhiều người, trong đó có cả các doanh nghiệp và hiệp hội bất động sản. Vậy nếu để thị trường bất động sản rơi tự do như ý kiến nêu trên thì ai sẽ là người “chết” ?<br/br>
-
Nhà nước lại quản chất lượng công trình!
“Nhà nước quay trở lại chịu trách nhiệm trước người dân về chất lượng công trình và chống thất thoát lãng phí cho công trình có vốn từ ngân sách. <br/br>
-
Công chứng nhà đất: Lại cãi tiếp!
“Nên hay không nên bắt buộc công chứng hợp đồng giao dịch bất động sản?” là vấn đề được thảo luận rất sôi nổi tại hội nghị góp ý Luật Đất đai sửa đổi do Hội Công chứng TP.HCM tổ chức chiều 27-3. <br/br>