Ông có cảm nhận như thế nào về sự phát triển của Thủ đô trong 60 năm qua?
- Theo tôi, trong 60 năm qua, Hà Nội đã có từng giai đoạn xây dựng và trưởng thành rất rõ rệt. Giai đoạn 1954 - 1975 là thời kỳ khôi phục và kiến thiết Thủ đô. Có thể nói, đây là một giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ. Hà Nội xưa tập trung chủ yếu ở 36 phố phường, nhưng nhờ phong trào kiến thiết Thủ đô, chúng ta đã mở mang ra nhiều khu mới như Kim Liên, Giảng Võ, Trung Tự, Thành Công… vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị vừa đón người từ kháng chiến trở về, người từ các tỉnh đến xây dựng Thủ đô. Ở giai đoạn này, dưới góc độ là nhà quy hoạch thủy lợi cho Hà Nội, tôi cho rằng, chúng ta đã có cách nhìn hợp lý và bước đầu làm tốt quy hoạch tổng thể của Hà Nội.
Trong lĩnh vực quy hoạch thủy lợi, chúng ta đã xây dựng trạm bơm Thụy Phương lấy nước từ sông Hồng qua cống Liên Mạc để đưa nước về phục vụ tưới tiêu cho cả huyện Từ Liêm ngày ấy.
Khu đô thị mới Trung Hòa - Nhân Chính một trong những khu đô thị hiện đại được Hà Nội xây dựng và quy hoạch. Ảnh Phạm Hùng
Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
- Thẳng thắn nhìn nhận, Hà Nội đã có nhiều bước tiến đáng ghi nhận trong 60 năm qua, nhưng cũng phải nói rằng, tầm nhìn của chúng ta chưa đủ để có được quy hoạch lớn và hiện đại. Rõ ràng chúng ta làm rất nhanh, nhưng lại vội nên nhiều điều chưa hợp lý và chất lượng chưa cao. Tôi vẫn muốn nhắc lại câu chuyện về con đường Đội Cấn. Trước đây đã được quy hoạch để mở rộng ra 2 bên và người dân thời điểm đó rất có ý thức, không xây lấn chiếm, chờ các cơ quan cắm mốc chỉ giới. Nhưng chờ mãi từ những năm 1975 - 1990 vẫn không thấy gì, nên họ ồ ạt xây nhà. Vấn đề đặt ra đáng suy nghĩ là về tầm nhìn và quy hoạch của chúng ta còn khá yếu.
Vậy theo ông, Thủ đô cần có đổi mới như thế nào để bứt phá phát triển trong thời gian tới?
- Hiện nay, Hà Nội đã có quy hoạch tổng thể, nhưng chưa đầy đủ, chủ yếu là quy hoạch ngành riêng biệt. Nói đi cũng phải nói lại, quy hoạch nói chung và quy hoạch đô thị nói riêng là vấn đề mang tính khoa học sâu sắc. Theo tôi, ít nhất các ngành Kiến trúc - Xây dựng, GTVT, Thuỷ lợi (cấp thoát nước) phải biết phối hợp chặt chẽ với nhau. Và quan trọng là chúng ta cần có một Tổng công trình sư đúng nghĩa. Tiếp đến là tranh thủ vận dụng chất xám của các cư dân sống trên đất Thủ đô, nhất là những người có tâm huyết. Sau nữa, cùng với học hỏi quốc tế, phải vận dụng cho thích hợp với điều kiện trong nước. Theo tôi, điều quan trọng ở đây là công tác lấy ý kiến người dân rất quan trọng để bản quy hoạch đảm bảo tính toàn diện và đạt chất lượng cao với tầm nhìn chiến lược, đảm bảo cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Xin cảm ơn ông!
-
Phó thủ tướng: Nhiều đồ án quy hoạch phải làm đi làm lại, mất thời gian
Tại phiên chất vấn Quốc hội sáng 4/11, Phó thủ tướng Lê Văn Thành báo cáo bổ sung về thực trạng và những khó khăn khiến nhiều quy hoạch chậm được xây dựng, phê duyệt và triển khai.
-
Có tình trạng điều chỉnh quy hoạch do áp lực từ nhà đầu tư
Trả lời tại phiên chất vấn Quốc hội chiều 3/11, Bộ Trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chỉ ra, có tình trạng điều chỉnh quy hoạch cục bộ do mong muốn thu hút đầu tư hoặc do áp lực từ nhà đầu tư....
-
Quy hoạch phát triển cảng hàng không 2021 – 2030: Đầu tư thêm 6 sân bay mới
Cục Hàng không Việt Nam vừa có công văn số 3960/CHK-QLC gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo công tác rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050....