
Quận Ba Đình
KTS Đào Ngọc Nghiêm: - Tôi cho rằng việc điều chỉnh không chỉ riêng quận Ba Đình, mà nó sẽ xảy ra với tất cả các quận, huyện, nhất là với các quận nội thành. Bởi Hà Nội sẽ có quy mô dân số rất lớn, tốc độ phát triển cũng rất nhanh. Dự kiến đến 2020, Hà Nội có 7,2 đến7,3 triệu dân. Năm 2030 tăng lên 9,2 triệu dân. Và đến 2050 dự kiến trên 10 triệu dân.
Với quy mô dân số như thế, rõ ràng phải gia tăng thêm số lượng xây dựng các loại hình công trình, trong khi cơ cấu các loại hình nhà ở hiện nay chưa gắn kết chặt chẽ với môi trường sống tốt nên rõ ràng cần có điều chỉnh.
Mặt khác, trong khu nội thành cũ, áp lực hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội hiện quá lớn nên phải giảm dân số nội thành, nhất là tại khu đô thị lõi, từ vành đai 2 trở vào như Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, một phần quận Tây Hồ và quận Đống Đa. Để giảm dân số nội thành, trước đó, Hà Nội đã phải cho dừng gần 200 dự án trong tổng số 212 dự án nhà cao tầng trong nội thành.
Một yếu tố nữa là yêu cầu bảo tồn các giá trị di sản đòi hỏi phải có rà soát. Với yêu cầu như vậy nên sau quy hoạch chung, dứt khoát phải có điều chỉnh quy hoạch. Hay nói cách khác, chúng ta phải rà soát lại tất cả những quy hoạch trước đây.
Và, với vai trò là Trung tâm hành chính, chính trị quốc gia, khu vực có khu Hoàng thành Thăng Long rộng 18 hécta được công nhận di sản văn hóa thế giới nên Ba Đình đòi hỏi cần được quan tâm nhiều hơn.
PV: - Như vậy, việc thay đổi quy hoạch là lẽ đương nhiên. Tuy nhiên, ông có thể cho biết việc thay đổi quy hoạch chi tiết tại quận Ba Đình thì khu vực nào sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất?
KTS Đào Ngọc Nghiêm: - Việc ảnh hưởng cụ thể đến khu vực nào thì chưa có quy hoạch phân khu nên tôi chưa biết rõ. Nhưng theo tôi, những khu vực có dân số lớn như khu Cửa Bắc, khu phía Bắc bán đảo Hồ Trúc Bạch, khu Phúc Xá, đầu Cổ Ngư chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều. Các khu vực khác như khu vực Ngọc Hà, Bưởi theo tôi cũng sẽ bị tác động rất nhiều từ thay đổi quy hoạch lần này.

Đường trên cao sẽ giới hạn từ vành đai 2 trở ra, chứ không chạy qua khu đô thị lõi, trong đó có Ba Đình như nhiều người vẫn nghĩ!
PV: - Để xây dựng Ba Đình xứng tầm là Trung tâm chính trị Quốc gia thì sắp tới những công trình nào sẽ được xây dựng tại đây thưa ông?
KTS Đào Ngọc Nghiêm: - Về khu vực Ba Đình, tôi thấy ngay từ lần phê quyệt quy hoạch đầu tiên từ năm 1962 đến các lần quy hoạch về sau vẫn khẳng định Ba Đình là Trung tâm hành chính chính trị quốc gia. Vì thế, chúng ta đã triển khai nhiều dự án tại đây. Chẳng hạn như việc xây dựng nhà Quốc Hội và nơi đặt trụ sở của nhiều cơ quan đầu não quốc gia.
Vấn đề cốt yếu đặt ra hiện nay là
chúng ta phải tổ chức hệ thống giao thông hợp lý để những cơ quan đầu
não này phát huy được giá trị lại vừa gìn giữ được không gian văn hóa
và các giá trị lịch sử. Mặt khác, chúng ta cần phải giảm bớt mật độ dân
số ở khu vực chuyển tiếp. Ví dụ khu trung tâm Hoàng Thành rộng 18 hecta
cần phải có 200 hecta khu vực chuyển tiếp. Và, khu vực này chắc chắn sẽ
không được xây dựng cao tầng.
PV: - Như
vậy chúng ta lại cần phải tiến hành giãn dân. Vậy khu vực nào sẽ phải
giãn dân nhiều nhất và sẽ có khoảng bao nhiêu dân cư phải di rời cho
việc thực hiện điều chỉnh quy hoạch quận Ba Đình?
KTS Đào Ngọc Nghiêm: - Cụ thể
số lượng bao nhiêu người phải giãn dân thì chưa có quy hoạch phân khu
nên tôi chưa biết. Nhưng theo tôi, khu vực chịu tác động và phải giãn
nhiều nhất chính là khu đô thị lõi. Tuy nhiên, việc giãn dân sẽ rất khó
khăn. Bởi Hà Nội từng có kế hoạch giãn dân khu phố cũ (quận Hoàn Kiếm)
từ năm 1999-2000 với kinh phí cực kỳ lớn nhưng việc giãn dân vẫn cực kỳ
khó khăn.
Vì thế, với mô hình Hà Nội là chùm đô thị vệ tinh, chúng ta phải tạo ra
sự đồng bộ các dịch vụ hạ tầng, cộng thêm các cơ chế chính sách hấp dẫn
để thu hút giảm dân.
PV: - Có ý kiến cho rằng, việc giãn dân lấy không gian vùng chuyển tiếp và
việc tổ chức hệ thống giao thông cho Trung tâm chính trị Ba Đình có thể
làm ảnh hưởng đến dự án đường trên cao mà thành phố đang có kế hoạch
xây dựng. Điều đó có đúng không thưa ông?
KTS Đào Ngọc Nghiêm: - Về vấn
đề này tôi có thể khẳng định rằng: khu vực lõi đô thị, trong đó có Ba
Đình không có đường trên cao như nhiều người vẫn nghĩ. Bởi đường trên
cao chỉ có từ vành đai 2 trở ra. Vì thế nó không bị ảnh hưởng bởi thay
đổi quy hoạch này. Ngay cả việc tổ chức giao thông cũng không có nhiều
thay đổi, mà chỉ dừng lại khai thác ở những tuyến hiện có.
Xin cảm ơn ông!







