Theo quy hoạch, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính thành phố Dĩ An với diện tích 6.010 ha, bao gồm 7 phường: Dĩ An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, Tân Bình, Bình An, Bình Thắng và An Bình. Thành phố được xác định là trung tâm dịch vụ, giáo dục, công nghiệp công nghệ cao và đầu mối giao thông vùng. Đến năm 2030, Dĩ An phấn đấu đạt tiêu chí đô thị loại I, và đến năm 2045 trở thành đô thị hoàn chỉnh, phát triển bền vững.
Dự báo dân số Dĩ An sẽ đạt khoảng 650.000 - 750.000 người vào năm 2030 và 800.000 - 900.000 người vào năm 2045. Quy hoạch đặt ra các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật cụ thể, như đất dân dụng 45-60 m²/người, đất cây xanh công cộng tối thiểu 6 m²/người, tỷ lệ đường phố chính được chiếu sáng đạt 100%, và cấp nước sạch đạt 100% dân số.
Thành phố được chia thành 5 khu đô thị chính với các chức năng riêng biệt: khu trung tâm hành chính - văn hóa - thương mại (1.119 ha), khu thương mại - dịch vụ - công nghiệp công nghệ cao (1.529 ha), khu công nghiệp - dịch vụ (1.287 ha), khu thương mại - du lịch (743 ha), và khu giáo dục - nghiên cứu (1.332 ha, bao gồm Đại học Quốc gia TP.HCM). Không gian đô thị được tổ chức theo mô hình hiện đại, kết hợp phát triển giao thông theo định hướng TOD (Transit-Oriented Development) dọc các tuyến đường sắt và đường lớn như Vành đai 3, Quốc lộ 1.
Về hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch tập trung phát triển hệ thống giao thông đối ngoại và nội đô, với các tuyến đường chính như Quốc lộ 1 (10 làn xe), Vành đai 3 (8 làn xe), và các tuyến đường sắt quốc gia. Hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước và xử lý chất thải cũng được đầu tư đồng bộ, hướng tới đô thị xanh, sạch.
Định hướng đến năm 2045, Dĩ An sẽ chuyển đổi một số khu công nghiệp hiện hữu (Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Tân Đông Hiệp A, B) sang chức năng thương mại - dịch vụ, đồng thời phát triển công nghiệp công nghệ cao và khu công nghệ thông tin tập trung (15-20 ha). Các khu vực trung tâm, cửa ngõ và trục không gian chính sẽ được chú trọng chỉnh trang, xây dựng các công trình điểm nhấn với chiều cao tối đa lên đến 60 tầng.
Quy hoạch này không chỉ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội mà còn hướng tới nâng cao chất lượng sống cho người dân, đưa Dĩ An trở thành một trong những đô thị trọng điểm của tỉnh Bình Dương và vùng Đông Nam Bộ.
-
Tập đoàn Nhật Bản đề xuất đầu tư đường sắt nhẹ 5.200 tỷ đồng tại Bình Dương
Bình Dương đang từng bước hoàn thiện mạng lưới giao thông đô thị với đề xuất tuyến đường sắt nhẹ tại Thủ Dầu Một và kế hoạch triển khai tuyến metro nối liền TP.HCM, mở ra kỳ vọng về một đô thị hiện đại, kết nối hiệu quả và phát triển bền vững.
-
Ngày 28/3, Tỉnh ủy Bình Dương tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai các văn bản mới về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trong đó dự kiến việc giảm từ 91 xã, phường xuống còn 27 xã, phường, dự kiến tên gọi các phường mới.
-
TP.HCM và 4 tỉnh chuẩn bị đầu tư tuyến Vành đai hơn 200km, tổng vốn hơn 122.000 tỷ đồng
TP.HCM cùng 4 địa phương gồm Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu đang phối hợp triển khai dự án Vành đai 4 – Vùng TP.HCM, một trong những tuyến giao thông liên kết vùng quy mô lớn nhất cả nước hiện nay.








-
Bình Dương sắp có nhà máy hơn 6.000 tỷ đồng
Công ty TNHH Thực phẩm sạch TH Bình Dương, thành viên thuộc hệ thống sữa TH true Milk, vừa công bố báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Nhà máy chế biến thực phẩm sạch TH Bình Dương tại Khu công nghiệp Sóng Thần 3, tỉnh Bình Dương....
-
Bình Dương sắp có thêm 1.800 căn hộ giá bình dân
Dự án tọa lạc tại phường Tân Đông Hiệp, thành phố Dĩ An với 1.812 căn hộ để ở và 850 căn hộ dịch vụ.
-
Bình Dương thông qua nghị quyết sáp nhập với TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu
Ngày 24/4, HĐND tỉnh Bình Dương khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 23 (chuyên đề) để thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó có nghị quyết cho ý kiến về việc sáp nhập Bình Dương và TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu....