Đắt bao nhiêu cũng thành rẻ
Trong mùa đại hội cổ đông vừa qua, giới đầu tư bất ngờ khi có tin CTCP Quảng cáo và hội chợ thương mại Vinexad (UPCoM: VNX) mua lại 41.910 cổ phiếu từ Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái vốn chưa bán hết làm cổ phiếu quỹ.
Giá mà VNX đưa ra lên tới 34.000 đồng/cp, cao gấp hơn 10 lần so với mức giá đang giao dịch khi đó là 3.000 đồng/cp. Trên thực tế, tổng số tiền mua lại không nhiều, nhưng so với quy mô vốn hơn 10 tỷ đồng của VNX và số lãi 2,7 tỷ đồng trong năm 2010 là 1 con số khá lớn.
Liệu có phải là một VNX bị hớ vì nếu muốn mua cổ phiếu quỹ, tại sao HĐQT không cho mua trên sàn với giá thấp chỉ chưa tới 1/10?. Đại diện DN này cho biết, việc mua cổ phiếu quỹ từ SCIC là giúp công ty ổn định lâu dài, có lợi cho Nhà nước và cổ đông.
Cũng theo VNX, DN không chào mua công khai là vì VNX chưa niêm yết. Hơn thế, khi SCIC thoái vốn, đã có một công ty chứng khoán tư vấn và định giá, SCIC đã thoái một phần ở mức giá 34.000 đồng/cổ phần. Do đó, giá mua cổ phiếu SCIC lần này không thể thấp hơn mức giá IPO, theo đúng như quy định.
Từ bỏ mảnh đất này, Sứ Hải Dương liệu có còn hấp dẫn như hiện nay? |
Tuy nhiên, ở góc nhìn khác, nhiều nhà đầu tư cho rằng, VNX có vốn điều lệ nhỏ nhưng lại có lợ thế về đất đai. lô đất tại số 9 Đinh Lễ (ngay sát hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã có giá vài trăm tỷ rồi. Như vậy, nếu SCIC bán với giá 34.000 đồng vẫn là quá rẻ.
Các thông tin về giá trị các lô đất mà VNX đang sử dụng không được đề cập đến trong các báo cáo của công ty này. Tuy nhiên, trên trang web của mình, Vinexad có giới thiệu là DN có tiềm năng lớn trong kinh doanh bất động sản.
“Với hệ thống cơ sở mặt bằng đã có ở vị trí đẹp, chúng tôi đã xây dựng lên hệ thống các địa ốc, khu nhà lớn để đáp ứng cho nhu cầu về nhà ở, văn phòng làm việc ngày càng cao của người dân… Vinexad luôn nhanh nhạy với thị trường bất động sản trong và ngoài nước vì vậy mà chúng tôi không ngừng mở rộng hệ thống bất động sản khắp nơi”, lời giới thiệu cho biết. Vinexad quảng cáo hiện đang còn trống 66m2 tầng 3, tòa nhà số 9 Đinh Lễ, Hoàn Kiếm, Hà Nội với giá cho thuê hợp lý.
Được biết, trong lần SCIC thoái vốn hồi tháng 1/2012 vừa qua với việc đăng ký bán hơn 200.000 cổ phần VNX (tương đương hơn 20% vốn), đã có hàng loạt cổ đông lớn là lãnh đạo DN đăng ký mua như: Chủ tịch HĐQT (đăng ký mua 34.000 cp); Phó Chủ tịch (27.000cp); 3 thành viên (mỗi người 24.000cp)…
Vụ mua bán không biết sau đó diễn ra như thế nào nhưng tới gần cuối tháng 5/2012 SCIC công bố đã bán hết hơn 170.000 cổ phiếu (còn lại số dư 41.910 cổ phiếu được VNX đăng ký mua lại như đã nói phía trên).
Và nếu đúng như lời quảng cáo, thì với tiềm năng đất đai và vị trí hiện có, thì việc mua gấp 10 lần thậm chí cao hơn nữa để có quyền chi phối một DN vẫn luôn là một cái giá qua rẻ.
Trở lại câu chuyện của Sứ Hải Dương đang được chú ý gần đây, chỉ tính riêng miếng đất “vàng” được giới kinh doanh cho rằng nếu tính giá rẻ cũng không dưới 300 tỷ đồng, gấp 10 lần số vốn điều lệ của DN hiện có.
Và một nguy cơ đã được tính đến, nếu một nhóm cổ đông với cổ phần sẵn có, liên kết với nhóm đầu tư mới nâng mua cao để mua gom cổ phần hay họ mua được phần vốn nhà nước mà SCIC đang định thoái vốn đề nắm cổ phần chi phối. Giả sử là mức giá mua gấp 2 – 3 lần thì tính ra vẫn rất rẻ để dành quyền sử dụng và khai thác mảnh đất vàng trên.
Chính vì thế, trong đơn kêu cứu khẩn cấp bảo vệ công ty và thương hiệu Sứ Hải Dương, lãnh đạo DN này đã bày tỏ lo ngại về mảnh đất “vàng” mà DN có vốn 30 tỷ đang nắm giữ mới là mục tiêu cuối cùng. Do chênh lệch lợi ích quá lớn giữa việc hỗ trợ di dời nhà máy với việc đầu tư vốn nên có thể họ sẵn sàng mua DN với giá cao nhưng thực chất là có được “đất vàng”.
Không vội vàng
Qua các vụ săn lùng DN đang sử dụng đất “vàng” nói trên có thể thấy mức độ hấp dẫn của các cổ phiếu này là rất lớn. Những khối tài sản “nằm chết”, chưa được khai thác này đang là đích ngắm của rất nhiều người.
Có thể nhận thấy, các nhóm đầu tư muốn thâu tóm DN và tài sản thường áp dụng nhiều cách để có quyền chi phối và điều hành DN. Đó có thể là cách âm thầm mua gom cổ phiếu, có chân trong HĐQT rồi gia tăng dần sở hữu, củng cố thế mạnh để chiếm giữ vị trí lãnh đạo để có thể ra những quyết định có lợi. Cũng có thể, những nhóm đầu tư này thông qua một DN nào đó để tham gia vào DN dưới tư cách là cổ đông chiến lược nhằm được chuyển nhượng cổ phiếu khổi lượng lớn, chi phối vốn và có được vị trí chủ chốt nhằm thực hiện những kế hoạch thâu tóm lâu dài của mình.
Bên cạnh đó, các nhóm đầu tư này tìm mọi cách lôi kéo, gây bất ổn và bôi xấu hình ảnh DN. Điều lại rất tai hại, một mặt nó làm cho bản thân DN bị ảnh hưởng sản xuất, cán bộ và cổ đông chán nản, khiến cho cổ phiếu càng mất giá để dễ bề thâu tóm; đây cũng là cách để khiến cho những nhà đầu tư mới nghi ngại và rút lui… Và thực tế, đã có không ít nhóm “cá mập” đã được chọn vì đó là phương án duy nhất, người mua cuối cùng còn lại trong danh sách.
Chính vì thế, phải khẳng định việc thoái vốn các các DNNN là cần thiết và không có gì bàn cãi bởi đó là cách thức để DN và nền kinh tế vận hành hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc chọn thời điểm, chọn đối tác và thận trọng với các tài sản lớn của nhà nước luôn được các cơ quan quản lý và lãnh đạo nhà nước lưu ý. Đặc biệt, việc thoái vốn cần được công khai minh bạch, trên cơ sơ tách bạch và tính toán đẩy đủ giá trị tài sản, thậm chí có kế hoạch gia tăng giá trị tài sản nhà nước trước khi bán để thu lợi ích cao nhất.
Quay lại câu chuyện của sư Hải Dương, sau khi xem xét kết quả kinh doanh của DN, một chuyên gia tài chính cho rằng, Đây là một DN đang có chỉ số kinh doanh tốt, tất nhiên nó sẽ hấp dẫn nhà đầu tư và có giá cổ phiếu cao. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh thị trường hiện nay và những bất ổn, hình ảnh đang xấu đi thì giá cổ phiếu sẽ bất lợi.
Vì thế, không chỉ ở Sứ Hải Dương và ở nhiều DN khác, nên xem xét thực tế để điều chỉnh thời điểm bán vốn đến khi tình hình kinh tế tốt lên, chứng khoán tăng giá. Điều cần thiết lúc này nên ổn định và gia tăng giá trị của DN. Hơn nữa, với một DN tốt, thì không sợ thiếu nhà đầu tư và một nhà đầu tư chiến lược với mong muốn phát triển DN thì họ cần chứng minh sự kiên trì của mình.
Trong khi đó, nếu cố bán bằng được cũng chỉ thu về vài chục tỷ đồng, không phải lquá lớn đối với ngân sách để phải bán cho bằng được lúc này.
Từ phía sứ Hải Dương, lãnh đạo đơn vị này cũng bày tỏ quan điểm, việc thoái vốn nhà nước là một lộ trình phải thực hiện và họ mong muốn có thêm nhiều nhà đầu tư tâm huyết góp sức và lực để phát triển DN như họ đã bước đầu thành công. Tuy nhiên, để tránh thiệt hại cho tài sản nhà nước và ảnh hưởng đến DN thì nên cân nhắc thời điểm bán vốn. Hơn nữa, với một DN lâu năm, có thương hiệu và ảnh hưởng lớn tới địa phương, thì ngoài vấn đề tài chính, kinh doanh thì cần phải cân nhắc đến nhiều ý nghĩa xã hội, an sinh khi quyết định thoái vốn.
Đối với mảnh đất “vàng”, Sứ Hải Dương đề nghị tỉnh hỗ trợ di dời nhà máy, miếng đất vàng giao về cho tỉnh chuyển đổi mục đích sử dụng, đấu giá công khai đúng quy định để thu được lợi ích cao nhất, Tránh được thất thoát tài sản nhà nước và bảo vệ DN trước những nguy cơ bị thâu tóm vì mục tiêu chiếm tài sản nhà nước. Và khi không còn lợi ích đất đai, nếu bất cứ một nhà đầu tư nào tâm huyêt và theo đuổi kế hoạch đầu tư phát triển giá trị cốt lõi DN cũng đã được thử thách rất rõ.
-
Hà Nội: 50 ha 'đất vàng' dành cho ai?
Sức hút cực lớn từ quỹ đất mặt phố Hà Nội đủ khiến bất kỳ ai, bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải "động lòng".
-
Di dời bộ, ngành: Đấu giá “đất vàng”
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn cho biết, với các khu “đất vàng” có được sau khi di dời trụ sở các bộ, ngành, cơ quan chức năng sẽ xem xét việc chuyển đổi công năng rồi đem đấu giá công khai.